Phẫu thuật giảm thể tích phổi là phẫu thuật loại bỏ các mô phổi bị tổn thương, nhằm giúp bệnh nhân có tình trạng tổn thương ở phổi thở dễ dàng hơn.
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng (COPD), tuy nhiên không phải bất kì trường hợp nào mắc COPD cũng được chỉ định thực hiện phẫu thuật này.
Mục đích của Phẫu thuật giảm thể tích phổi là gì?
Mục tiêu của phẫu thuật giảm thể tích phổi là loại bỏ các vùng mô phổi bị tổn thương để các mô còn lại có thể hoạt động hiệu quả hơn. Phẫu thuật có thể cải thiện nhịp thở và chất lượng cuộc sống cho những người bị COPD.
Những ai có thể thực hiện phẫu thuật giảm thể tích phổi?
Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật này cho một số trường hợp như:
Phẫu thuật giảm thể tích phổi được tiến hành như thế nào?
Trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần tiến hành một số xét nghiệm, bao gồm:
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Phẫu thuật này có thể thực hiện với nhiều kỹ thuật mổ khác nhau trong đó một số kỹ thuật thông dụng như:
Thời gian hồi phục
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể ở lại bệnh viện trong 10–14 ngày. Thời gian lưu trú chính xác sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách bệnh nhân đáp ứng với phẫu thuật và các tình trạng sức khỏe khác đi kèm.
Sau khi xuất viện, bệnh nhân có thể ít có cảm giác đói hơn, vì vậy có thể chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Trong quá trình lành vết thương, hạn chế vận động mạnh, tránh mang vác vật nặng trong vòng 6-8 tuần.
Lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật giảm thể tích phổi
Lợi ích chính của phẫu thuật giảm thể tích phổi là cải thiện chức năng phổi. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nhận thấy rằng họ có thể tập thể dục lâu hơn, vì phổi của họ đang trao đổi khí hiệu quả hơn. Chất lượng cuộc sống cũng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng sẽ có nhiều nguy cơ như:
Một số trường hợp ít phổ biến hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim hoặc đau tim. Nguy cơ biến chứng tăng lên nếu bệnh nhân có kèm theo một số bệnh lý nền khác. Tỉ lệ tử vong do các biến chứng sau phẫu thuật này theo thống kê tại Hoa Kỳ là khoảng 4%.
Điều quan trọng là phải cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật này với bác sĩ. Trong một số trường hợp, có thể lựa chọn các phương pháp khác phù hợp hơn.
Các loại phẫu thuật khác
Những người bị COPD nặng và khí phế thũng có một số phương pháp khác để điều trị bao gồm:
Cắt bỏ khối u: Khi tổn thương mô phổi, các phế nang có thể gây chèn ép lên các bộ phận khỏe mạnh của phổi, khiến chúng không hoạt động hiệu quả. Phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ loại bỏ những phế nang này để giúp bệnh nhân thở tốt hơn. Tuy nhiên, rất ít trường hợp xuất hiện tình trạng chèn ép này.
Ghép phổi: Phẫu thuật sẽ thay thế phổi của bệnh nhân bằng phổi của một người hiến tặng nội tạng. Phẫu thuật này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị COPD mà không có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào khác.
Thu nhỏ van nội phế quản: Nếu bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở, có thể thực hiện đặt các van trong phổi làm xẹp các khu vực mô phổi không còn hoạt động. Phẫu thuật này tương đối mới và không thông dụng ở nhiều quốc gia.
Tóm lược
Phẫu thuật giảm thể tích phổi là phẫu thuật loại bỏ các vùng mô phổi đã bị tổn thương do COPD. Tuy nhiên không phải bệnh nhân COPD nào cũng đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật.
Hiện nay, phẫu thuật này có thể được thực hiện với nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm cả xâm lấn và ít xâm lấn.
Ngoài ra, một số phẫu thuật khác có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD bao gồm cắt bỏ khối u, ghép phổi và thu nhỏ van nội phế quản.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh