✴️ Phòng và điều trị viêm phế quản mạn tính ở người già

Nội dung

Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy yếu trong đó viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp. Để tránh mắc bệnh thì việc tìm hiểu về bệnh và phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng.

phong-va-dieu-tri-viem-phe-quan-man-tinh-o-nguoi-gia-1

Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy yếu trong đó viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp

 

1. Các thể viêm phế quản mạn tính thường gặp

Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính thường được dựa vào triệu chứng ho khạc đờm từng đợt hoặc thường xuyên 3 tháng trong 1 năm và sau 2 năm liên tục.
Viêm phế quản mạn tính được chia làm 3 thể lâm sàng, cụ thể:

Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: người bệnh chỉ ho khạc đờm. Buổi sáng thường ho nhiều hơn. Đờm nhày trong dính, vàng đục khi có bội nhiễm và ho thường sẽ tăng vào mùa thu, mùa đông.

Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: Người bệnh cảm thấy khó thở và khò khè do phế quản bị tắc nghẽn vì niêm mạc phế quản dày, tăng tiết.

Viêm phế quản mạn tính nhày mủ: Người bệnh thường khạc đờm nhày mủ từng đợt do bội nhiễm hoặc liên tục. Người cao tuổi dễ mắc thể co thắt và các đợt kịch phát.

Như vậy, khám lâm sàng cũng đã có thể chẩn đoán được viêm phế quản mạn tính, tuy nhiên, để khẳng định hơn nữa và để phát hiện các bệnh khác cũng có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài chẳng hạn như: lao phổi, giãn phế quản, hen phế quản, ung thư phế quản…, cần chụp lồng ngực. Trên phim lồng ngực có thể phát hiện được 3 hội chứng đó là:

triệu chứng viêm phế quản mạn tính ở người già

Viêm phế quản ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh

 

Hội chứng phế quản: thành phế quản dày, hình ảnh đường ray.

Hội chứng phế nang: tăng sáng.

Hội chứng mạch máu: mạch máu ở trung tâm to, ở ngoại vi thưa thớt.

Chụp CT lồng ngực độ phân giải cao phát hiện các tổn thương nói trên rõ và chính xác hơn.

 

2. Phòng bệnh viêm phế quản mạn tính thế nào?

Điều trị viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi tuân theo nguyên tắc chung: Kháng sinh được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn đờm vàng, có mủ. Sốt và chỉ số bạch cầu tăng trong máu. Thể tắc nghẽn mạn tính và nhày mủ bác sĩ thường chỉ định kháng sinh mạnh, phổ rộng ngay. Ưu tiên 2 nhóm: cephalosporin thế hệ 2, 3 và macrolid: rovamyxin, roxithromixin. Thuốc long đờm: acemux, bisolvon. Trong trường hợp phế quản tắc nghẽn, khó thở sử dụng: Giãn phế quản: salbutamol, theophylin; corticoid: prednisolon, metylprednisolon; Vận động liệu pháp: vỗ rung, dẫn lưu tư thế. Rối loạn thông khí nặng phải hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập.

Để phòng mắc viêm phế quản mạn tính người bệnh cần:

Trước hết là không hút thuốc lá, thuốc lào. Nếu đã hút thuốc phải bỏ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu làm việc ở nơi khói bụi, hơi độc cần phải có phương tiện bảo hộ, ít nhất là mang khẩu trang.

Phòng những đợt bùng phát cấp tính cần ngăn chặn các đợt viêm nhiễm cấp tính, cúm.

Mùa lạnh cần phải giữ ấm.

Điều trị sớm các viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Tiêm vaccin chống cúm, tiêm hoặc uống các vaccin đa giá để hạn chế viêm nhiễm đường hô hấp.

Thường xuyên tập thể dục thể thao các môn phù hợp: thái cực quyền, luyện thở bằng thở bụng để cải thiện rối loạn thông khí.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top