✴️ Tại sao nhiều người lại hay bị ho và ngạt mũi?

Nội dung

Ho là cách mà cơ thể loại bỏ các chất có hại ra khỏi đường hô hấp. Ho và ngạt mũi thường xảy ra với nhau và là triệu chứng của một bệnh lý phổ biến nào đó, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc cúm. Nhìn chung tình trạng ho và ngạt mũi sẽ giảm dần sau 1 tuần, tuy nhiên nếu vẫn không thuyên giảm, cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.

Ho và ngạt mũi thường xảy ra với nhau và là triệu chứng của viêm phế quản hoặc cúm.

Ho và ngạt mũi thường xảy ra với nhau và là triệu chứng của viêm phế quản hoặc cúm

 

1. Nguyên nhân gây ho và nghẹt mũi

Một loạt các virus, vi khuẩn và nấm có thể gây ra bệnh nhiễm trùng, dẫn tới ho và nghẹt mũi. Cảm cúm, cảm lạnh là những bệnh do virus thường gặp nhất. Viêm phế quản và nhiễm trùng đường hô hấp dưới khác cũng có thể là nguyên nhân. Trong một số trường hợp, dị ứng và nhiễm trùng xoang cũng có triệu chứng là ho và nghẹt mũi.

 

2. Các triệu chứng thường gặp

Ho và nghẹt mũi thường kèm theo các triệu chứng khác, một số trong đó có thể giúp xác định các nguyên nhân cơ bản.Viêm xoang và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể dẫn đến sốt và khó chịu nói chung. Cảm cúm gây đau nhức cơ thể và kiệt sức, trong khi các triệu chứng như hắt hơi và đỏ mắt có thể là dấu hiệu của dị ứng.

 

3. Các biến chứng

Nếu không điều trị, ho và nghẹt mũi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Nghẹt mũi có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang bằng cách khiến vi khuẩn và các mầm bệnh khác tích tụ trong chất nhầy, tạo điều kiện để chúng sinh sôi nảy nở. Trong khi đó ho kéo dài có thể gây kích ứng họng, đau trong ngực và phổi.

Nếu bị ho và tắc mũi kèm theo đờm lẫn máu, đau ngực nặng hoặc sốt trên 39 độ C, cần phải điều trị kịp thời.

Nếu bị ho và tắc mũi kèm theo đờm lẫn máu, đau ngực nặng hoặc sốt trên 39 độ C, cần phải điều trị kịp thời

 

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cúm có thể dẫn đến mất nước, viêm phổi do vi khuẩn và các biến chứng đe dọa tính mạng từ các bệnh mãn tính như hen suyễn hoặc suy tim. Các biến chứng khác có thể có của các bệnh lý liên quan đến ho và nghẹt mũi bao gồm nhiễm trùng huyết, viêm não và viêm nội tâm mạc – một tình trạng viêm của các mô xung quanh tim.

 

4. Cách phòng chống bị ho và tắc mũi

Việc điều trị tốt nhất cho ho và nghẹt mũi là nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước để làm loãng chất dịch nhầy ở mũi. Các loại thuốc làm thông mũi xoang như pseudoephedrine có thể giúp giảm bớt ngạt mũi. Theo Đại học của Trung tâm Y tế Maryland, sử dụng nước muối để xịt mũi và xông hơi rất hiệu quả trong việc làm giảm ngạt mũi. Bởi vì rất nhiều trường hợp là do nhiễm virus không có thuốc chữa, các triệu chứng có thể kéo dài cho đến bệnh biến mất.

 

5. Cảnh báo từ bác sĩ

Nếu bị ho và nghẹt mũi kèm theo đờm lẫn máu, đau ngực nặng hoặc sốt trên 39 độ C, tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu của một biến chứng đe dọa tính mạng như viêm phổi hay lao phổi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top