✴️ Chứng đau đầu rối loạn vân mạch

1. Nguyên nhân gây đau đầu rối loạn vân mạch

Chứng đau đầu rối loạn vân mạch có nguyên nhân xuất phát từ thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường đã tác động vào sự quá nhạy cảm của mạch máu, ngoài ra yếu tố môi trường âm thanh quá ồn ào, các loại thực phẩm nhiễm hóa chất gây xơ vữa mạch, yếu tố di truyền từ gia đình chiếm tỉ lệ cao, do thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá khiến hệ thống mạch máu não hình thành các mảng bám gây hẹp, làm xuất hiện nhiều nếp gấp biến dạng, máu lưu thông chậm hình thàng các cục huyết khối lắng cặn gây tắc nghẽn mạch máu não.
Yếu tố công việc, stress, căng thẳng thường xuyên cũng làm sự tuần hoàn máu cơ thể kém, do phải tập trung cao độ lượng oxy theo máu không cung cấp đủ cho não gây đau đầu.

 

2. Biến chứng thường gặp của bệnh đau đầu rối loạn vân mạch

Người bệnh phải đối mặt cơn đau đầu kéo dài thậm chí vài ngày liên tiếp

Đau đầu rối loạn vân mạch hay  biến chứng thêm sang viêm xoang, ù tai, viêm mũi, họng, táo bón, bệnh về dạ dày, bệnh trĩ … Cơn đau có thể tái phát theo chu kỳ hàng năm, hàng tháng, có khi cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2 đến 3 ngày liên tục, những trường hợp này bệnh đã vào thời kỳ mạn tính.
Hiện nay, đau đầu rối loạn vân mạch chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc giảm đau, hoặc một số thuốc hỗ trợ làm tăng cường tuần hoàn não.

 

3. Điều trị

Do đó, việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, sắp xếp lại chế độ làm việc ăn ngủ điều độ, tập thể thao thường xuyên,  tránh tình trạng ngồi làm việc quá lâu với một tư thế, các bài tập dưỡng sinh có tác dụng làm lưu thông khí huyết rất tốt cho cơ thể, hạn chế đồ uống có cồn, …

Người bệnh cần tái khám định kỳ nhằm đảm bảo kiểm tra chính xác từng bước tiến triển của bệnh

Bổ sung rau xanh giảm mỡ, đồng thời bổ sung các vi chất như magie, kẽm, sắt, vitamin K, B6 trong thức ăn dạng hạt như điều, hạt dẻ, hạt bí, các hạt họ đậu… Khi đau cần xuất hiện, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng động rung lắc mạnh, có thể xoa bóp mát xa nhẹ vùng đầu giúp cơn đau giảm, dùng gối đầu thấp để máu về não dễ dàng hơn.
Đối với chứng đau đầu rối loạn vân mạch máu, người bệnh cần thực hiện tái khám định kỳ để kiểm tra mức độ biến chuyển của bệnh..

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top