Các nhà khoa học đã từng nghĩ rằng chúng ta không hoạt động thể chất và tinh thần trong khi ngủ. Nhưng giờ đây họ đã biết rằng sự thật không phải như vậy. Trong cả đêm dài, cơ thể và bộ não của bạn vẫn làm việc với cường độ hợp lí và đó là chìa khóa cho sức khỏe của bạn. Có hai loại giấc ngủ chính chúng ta vào và ra khi ta nghỉ ngơi – REM (chuyển động mắt nhanh) và non-REM.
Bạn bắt đầu một đêm với giấc ngủ non-REM và nó chiếm hầu hết thời gian ngủ của bạn. Bắt đầu với giai đoạn ngủ nông “N1” và chuyển qua giai đoạn ngủ sâu “N3”. Trong suốt tiến trình này, não bộ trở nên ít phản ứng hơn với thế giới bên ngoài, và khó để thức dậy hơn. Những suy nghĩ của bạn và hầu hết các chức năng của cơ thể chậm lại. Bạn dành một nửa giấc ngủ bình thường trong giai đoạn “N2”, thời điểm mà các nhà khoa học nghĩ rằng bạn đang lưu trữ các thông tin vào trí nhớ dài hạn.
Giai đoạn này có tên gọi đó là do cách mà mắt của bạn đảo qua lại phía sau mi mắt. Bạn nằm mơ hầu hết trong giai đoạn này. Mạch, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và huyết áp tăng lên vào ban ngày. Hệ thống thần kinh giao cảm giúp các đáp ứng tự động giống như “chiến đấu hay chạy trốn”, tích cực hoạt động. Tuy nhiên, cơ thể của bạn gần như vẫn trong trạng thái yên tĩnh hoàn toàn.
Bạn thường đi qua tất cả các giai đoạn của giấc ngủ 3 đến 5 lần một đêm. Giai đoạn đầu tiên REM có thể chỉ một vài phút, nhưng sẽ kéo dài hơn ở mỗi chu kỳ mới, có thể lên tới 30 phút. Giai đoạn N3, mặt khác, có xu hướng ngắn đi ở mỗi chu kì mới. Và nếu bạn mất giấc ngủ REM vì bất cứ lí do nào, cơ thể bạn cũng sẽ cố gắng xây dựng lại nó trong thời gian tiếp theo. Các nhà khoa học trong chắc chắn với mục đích của bất cứ điều này.
Thường giảm xuống một vài độ khi bạn buồn ngủ trước khi đi ngủ và thấp nhất vào khoảng 2 giờ trước khi bạn thức dậy. Trong giấc ngủ REM, não bộ thậm chí tắt nhiệt kế của cơ thể. Đó là khi nóng hoặc lạnh tác động đến bạn nhiều hơn. Nhìn chung, một căn phòng mát mẻ giúp bạn ngủ ngon hơn. Nâng nhiệt độ lên một vài độ khi bạn thức dậy sẽ nâng nhiệt độ cơ thể lên và khiến bạn tỉnh táo hơn.
Thay đổi nhiều khi bạn thức. Nhưng khi bạn ngủ sâu, bạn thở chậm hơn và đều hơn. Sau đó, khi bạn rơi vào giấc ngủ REM, nhịp thở của bạn trở nên nhanh hơn và thay đổi nhiều hơn.
Giấc ngủ sâu, non-REM làm giảm mạch và huyết áp, giúp tim và mạch máu có cơ hội nghỉ ngơi và được sửa chữa lại. Nhưng trong giấc ngủ REM, nhịp tim lại tăng trở lại và thay đổi.
Khi bạn nhắm mắt và bắt đầu rơi vào giấc ngủ non-REM, các tế bào não bắt đầu ổn định hơn so với mức độ hoạt động ban ngày, bắt theo một kiểu nhịp nhàng, đều đặn hơn. Nhưng khi bạn bắt đầu giấc mơ, các tế bào não kích hoạt một cách chủ động và ngẫu nhiên. Trong thực tế, trong giấc ngủ REM, não hoạt động giống như khi bạn thức.
Mặc dù chúng ta nói về giấc mơ hàng ngàn năm nay nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh bí ẩn cần lời giải đáp. Chúng ta vẫn chưa biết rõ ràng rằng nguyên nhân và mục đích của những giấc mơ là gì.
Hầu hết chúng diễn ra trong giấc ngủ REM, đặc biệt là khi giấc mơ rất rõ ràng, cụ thể. Nhưng bạn cũng có thể nằm mơ trong các giai đoạn khác của giấc ngủ. Những cơn ác mộng – khi mọi người thức dậy và khóc trong sợ hãi hoặc hoảng loạn – xảy ra trong giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ.
Trong suốt giấc ngủ sâu, cơ thể bạn làm việc để sửa chữa các cơ quan, tế bào. Các chất hóa học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu lưu thông trong máu. Bạn dành khoảng 1/5 giấc ngủ trong giấc ngủ sâu khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Nhưng điều đó bắt đầu giảm dần, và đến khi bạn trên 65 tuổi, nó có thể xuống đến 0.
Điều đó là những gì các nhà khoa học nghĩ rằng giấc ngủ REM đã làm: giúp não bộ dọn dẹp các thông tin không cần thiết. Những người gặp phải câu hỏi khó giải quyết thường tìm được câu trả lời dễ dàng hơn sau khi họ ngủ so với lúc trước khi ngủ. Và họ nhớ các sự kiện thực tế và công việc cũng tốt hơn. Việc thiếu giấc ngủ REM trong một giấc ngủ điển hình – so với các giai đoạn giấc ngủ khác – làm mất lợi ích này.
Vùng dưới đồi, một cấu trúc nằm ở thân não, đóng vai trò là một chìa khóa của nhiều phần của giấc ngủ, giúp bạn ngủ thiếp đi và thức giấc. Vùng này sản xuất một chất hóa học được gọi là GABA làm yên tĩnh các trung tâm kích thích giúp bạn ngủ. Trong suốt giấc ngủ REM, thân não gửi tín hiệu tạm thời làm tê liệt các cơ di chuyển cơ thể, cánh tay và chân. Điều đó dừng bạn hoạt động ngoài các giấc mơ.
Cơ thể sản xuất nhiều hormone khi bạn ngủ và làm giảm một số loại khác. Ví dụ, mức hormone GH (hormone phát triển) tăng lên và cortisol – hormone căng thẳng giảm xuống. Một số nhà khoa học nghĩ rằng chứng mất ngủ có thể liên quan tới một vấn đề của hệ thống sản xuất hormone của cơ thể. Tương tự, việc thiếu ngủ có thể gây lộn xộn với mức hormone kiểm soát cảm giác đói – leptin và ghrelin – và điều đó có thể làm thay đổi lượng bạn ăn và làm bạn tăng cân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh