Hôn mê là một trạng thái giảm ý thức khi bệnh nhân không thể phản ứng với môi trường xung quanh. Bệnh nhân không dễ tỉnh dậy khi có sự kích thích vật lý hoặc thính giác từ bên ngoài. Bệnh nhân có thể có mức độ khác nhau về giảm ý thức và phản ứng phụ thuộc vào não đang hoạt động ít hay nhiều. Bệnh nhân bị hôn mê không sẵn sàng tương tác với môi trường xung quanh.
Hôn mê khác ngủ ở chỗ bệnh nhân không có khả năng tỉnh dậy.
Thang điểm hôn mê Glasgow được phát triển để cung cấp cho các chuyên gia y tế phương pháp đơn giản để đo lường độ sâu của hôn mê dựa vào quan sát mắt mở, lời nói và chuyển động. Bệnh nhân ở trạng thái hôn mê sâu nhất sẽ:
Những người hôn mê nặng có thể đáp ứng với tác nhân bằng lời hoặc gây ra đau đớn. Họ có vẻ đang tỉnh táo, nhưng vẫn đáp ứng tiêu chuẩn của hôn mê vì không có hành động chủ động và tình nguyện để phản ứng với môi trường xung quanh.
Thang điểm hôn mê Glasgow được sử dụng như một phần của đánh giá sơ bộ bệnh nhân, nhưng không thể trợ giúp việc chẩn đoán nguyên nhân hôn mê. Vì nó “chấm điểm” mức độ hôn mê, thang đo này có thể dùng như một phương pháp chuẩn tắc đối với tất cả các chuyên gia y tế, từ kĩ thuật viên cấp cứu, nhân viên cứu hộ, điều dưỡng hoặc bác sĩ thần kinh để đánh giá sự thay đổi về trạng thái tinh thần qua thời gian.
Sử dụng Thang điểm hôn mê Glasgow tối ưu là cho phép chuyên gia y tế với những chuyên môn và kĩ năng lâm sàng khác nhau liên tục đánh giá bệnh nhân trong thời gian dài để phát hiện bệnh nhân tiến triển, diễn biến xấu hay không thay đổi. Trong chăm sóc ban đầu với bệnh nhân hôn mê, theo thời gian, có thể có những đáp ứng đầu tiên. Kĩ thuật viên cấp cứu, nhân viên cứu hộ, điều dưỡng hoặc bác sĩ thần kinh sẽ cùng nhau đánh giá ở những thời điểm và thời gian khác nhau trên cùng bệnh nhân.
Bảng thang điểm hôn mê Glasgow |
|
---|---|
Mắt mở |
|
Tự phát |
4 |
Với âm thanh lớn |
3 |
Với cảm giác đau |
2 |
Không đáp ứng |
1 |
Đáp ứng lời nói |
|
---|---|
Có định hướng |
5 |
Nhầm lẫn, mất định hướng |
4 |
Từ ngữ không phù hợp |
3 |
Từ ngữ khó hiểu |
2 |
Không đáp ứng |
1 |
Đáp ứng hành động |
|
---|---|
Làm theo mệnh lệnh |
6 |
Đáp ứng đau chính xác |
5 |
Đáp ứng đau không chính xác |
4 |
Tư thế co bất thường |
3 |
Tư thế duỗi |
2 |
Không đáp ứng |
1 |
Một bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo có 15 điểm. Bệnh nhân tử vong có 3 điểm (không có điểm thấp hơn).
Hôn mê xảy ra khi não không có đủ nguồn dinh dưỡng. Ví dụ, nếu lượng oxy hoặc đường máu (glucose) không đủ để chuyển đến não, não ở trạng tái “tắt nguồn”. Sang chấn, chảy máu hoặc sưng ở não có thể ảnh hưởng đến vận chuyển máu. Nhiều loại độc tốc cũng có thể trực tiếp làm tổn thương não, viêm và nhiễm khuẩn não cũng có thể thay thế cho tình trạng tinh thần dẫn đến hôn mê.
Để hiểu tình trạng mất ý thức, điều quan trọng là hiểu tại sao một người ở trạng thái tỉnh táo. Não là một cơ quan lớn với nhiều cấu phần. Não có hai “phía”, bán cầu não phải và trái. Chúng đều có thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm nơi xử lý chuyển động, giác quan, lời nói và suy nghĩ. Tiểu não ở bên dưới các bán cầu não giúp kiểm soát cân bằng và phối hợp vận động. Thân não kiểm soát hoạt động tự động, nằm ngoài ý thức như nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Hệ thống kích hoạt lưới (RAS) nằm trong thân não, là công tắc “bật/tắt” quan trọng đối với ngủ và trạng thái ý thức.
Để tỉnh táo, hệ thống kích hoạt lưới (RAS) cũng như ít nhất một bên bán cầu phải đang hoạt động.
Một người mất ý thức khi RAS ngừng hoạt động hoặc cả hai bán cầu não ngừng hoạt động.
RAS ngừng hoạt động ở hai trường hợp:
Nếu hai bán cầu não đều ngừng hoạt động cùng lúc, toàn bộ não mất chức năng. Điều này có thể do thiếu máu, chẳng hạn xáo trộn nhịp tim như rung thất làm tim ngừng đập. Mức độ oxy giảm nặng trong máu do suy phổi có thể gây tổn thương não. Não nhiễm độc hoặc viêm có thể gây ra hôn mê và cả hai bán cầu não mất chức năng. Sang chấn cũng là một nguyên nhân hôn mê tiềm tàng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh