Viêm gan B mạn tính là tình trạng viêm và hoại tử gan gây ra bởi sự tồn tại của HBV kéo dài trên 6 tháng. Những bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B mạn khi có HBsAg(+) >6 tháng hoặc HBsAg(+) đi kèm IgG- HBcAb, nồng độ HBV-DNA >104 copies/ml (nhóm bệnh nhân có HBeAg(-)), > 105copies/ml (nhóm HBeAg(+)), ALT tăng cao thường xuyên hay từng đợt.
Theo các bác sĩ, mức độ viêm, hoại tử và các biến chứng của viêm gan B mạn tính có mối liên quan chặt chẽ với mức độ nhân lên của virus và nồng độ HBV – DNA huyết thanh. Theo đó, nhóm bệnh nhân có HBe(+) thường có tổn thương gan ở mức độ nặng. Những bệnh nhân viêm gan B mạn có HBe(-) tổn thương gan mức độ nhẹ. Khi nồng độ HBV – DNA ≥ 104copies/ml thường là những bệnh nhân nhiễm chủng HBV đột biến precore.
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh, nhóm bệnh nhân HBe(-) thường có mức HBV-DNA thấp hơn so với nhóm HBe(+) nhưng biến chứng xơ gan, ung thư tế bào gan lại có tần xuất cao hơn.
Viêm gan B mạn tính là bệnh có tiến triển thầm lặng, sen kẽ giữa thời kỳ hoạt động(active) là thời kỳ ổn định(inactive), nhưng bệnh không bao giờ tự giới hạn được. Người bệnh phải dùng thuốc cả đời.
Ở giai đoạn này, biểu hiện lâm sàng của bệnh hầu như không có. Các triệu chứng có thể gặp là: Mệt mỏi, kém ăn, đau tức hạ sườn phải, xét nghiệm enzyme transaminase không tăng hoặc chỉ tăng dưói 2 lần giá trị bình thường, HBV-DNA ≤ 10.000copies/ml, HBe(-).
Ở giai đoạn này, bệnh rất dễ tiến triển thành xơ gan, ung thư tế bào gan. Để chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân cần được làm sinh thiết gan đánh giá tổn thương mô bệnh học có giá trị quyết định chẩn đoán và điều trị.
Đây là thời kỳ tiến triển của viêm gan mạn tính. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể như một viêm gan cấp nhưng cũng có nhiều trường hợp không có biểu hiện rõ ràng. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Mệt mỏi, kém ăn, ngủ kém, gầy sút cân, nôn, buồn nôn, đau tức hạ sườn phải, suy giảm hoạt động tình dục ở người trưởng thành, tiểu vàng, da vàng, gan to, chắc, đau mỏi khớp, xuất huyết da, viêm cầu thận, viêm nút quanh động mạch… Các triệu chứng xét nghiệm cho thấy enzyme transaminase tăng nhưng thường từ 2- 5 lần giá trị bình thường. Một số trường hợp tăng trên 10 – 20 lần.
Mục tiêu của điều trị viêm gan B mạn tính là giúp cơ thể kiểm soát sự sao chép của virus và làm giảm lượng virus. Điều này giúp bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do virus gây ra. Có hai nhóm thuốc có thể được lựa chọn trong điều trị viêm gan B mạn tính: Interferon và các thuốc kháng virus.
Interferon có 2 dạng chính: Interferon pegylate hóa và Interferon thông thường. Nếu điều trị bằng Interferon, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh lựa chọn dùng dạng Interferon pegylate hóa, chỉ dùng 1 lần/48 tuần hơn là dùng Interferon thông thường với 3 lần/tuần.
Lưu ý, trong khi điều trị viêm gan B bằng thuốc, người bệnh cần tái khám để làm các xét nghiệm máu thường quy và kiểm tra để xem khả năng đáp ứng điều trị như thế nào.
Điều trị bằng thuốc kháng virus có tác dụng làm ngừng sự sao chép của virus, làm giảm lượng virus trong máu. Tuy nhiên, hiệu quả có thể bị đảo ngược nếu người bệnh ngưng dùng thuốc. Do đó, hầu hết bệnh nhân viêm gan B mạn tính cần phải dùng thuốc hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại để kiểm soát virus. Một vài thuốc kháng virus có thể kể đến như: Lamivudine, entecavir, adefovir, tenofovir…
Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh viêm gan B cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học (theo tư vấn của bác sỹ), thực hiện lối sống, sinh hoạt riêng cho người viêm gan B.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh