Một số thực phẩm phòng ngừa bệnh Alzheimer

Nội dung

Trong khi đi tìm kiếm một phương pháp chữa bệnh, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Ngoài việc dự trữ trong tủ lạnh các loại thức ăn tốt cho não, Hiệp hội Alzheimer khuyên nên hạn chế chất béo bão hòa cao, cholesterol, đường tinh chế và muối. Chất béo bão hòa và chất béo dạng trans hiện là những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của não. Các nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tăng gấp ba lần với những người thường xuyên có chất béo bão hòa trong chế độ ăn của họ và nguy cơ sẽ tăng 5 lần với những người tiêu thụ chất béo dạng trans. Trong khi có sự lựa chọn thực phẩm có thể gây tổn hại não cũng có những loại thực phẩm khác để tăng cường trí não của bạn trong cuộc chiến chống lại bệnh Alzheimer.

1. Các loại quả mọng

Quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, và đã được chứng minh có khả năng tăng cường trí não và chống lại các gốc tự do có hại. Bởi vì cơ thể con người không tự sản xuất chất chống oxy hóa cho mình nên bắt buộc chúng ta lấy chúng từ các nguồn thực phẩm bổ sung.

 

2. Cá hồi

Cá hồi có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, một “món ăn”  ưa thích của não bộ. Cơ thể bạn không tự sản xuất được các axit béo omega-3, vì vậy bổ sung chúng vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp tăng sức mạnh của não. Theo Đại học Y Maryland, axit béo omega-3 làm giảm viêm, giảm nguy cơ bệnh tim, cải thiện trí nhớ và hiệu suất làm việc của não, và có thể chống lại những thay đổi tâm trạng và bệnh trầm cảm.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo ít nhất hai bữa ăn cá hồi mỗi tuần (khoảng 100 gam), hoặc các nguồn cá tuyệt vời khác chứa omega-3 như cá bơn, cá ngừ, cá thu, cá mòi.

 

3. Dầu ô liu

Trong năm 2015, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm y tế Đại học Rush thiết kế một chế độ ăn uống có khả năng giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer đi khoảng 53%.

Dầu ôliu là cốt lõi của chế độ ăn uống nhờ các “polyphenol” nổi trong chất lỏng sền sệt của nó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa mạnh cải thiện việc học và trí nhớ ở chuột, và có khả năng hồi phục những tổn thương trong não.

 

4. Rau cải xoăn và rau bina (rau chân vịt)

Rau xanh đã giúp làm hạn chế sự suy giảm nhận thức, cải xoăn và rau bina là một số loại rau trường tốt nhất. Chúng có chứa folate và B6 - hai loại vitamin quan trọng để bảo vệ não. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã chứng minh việc bổ sung vitamin B có thể làm chậm sự co lại của các vùng não liên quan đến bệnh Alzheimer.

Cải xoăn cũng chứa 45 chất flavonoid khác nhau, trong đó có vitamin K và các chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa khác. Thêm B12 vào hỗn hợp đó là một bộ ba đáng gờm bên cạnh folate và B6. Tuy nhiên, thật khó để con người hấp thụ B12 thông qua các loại thực phẩm. Đó  là lý do vì sao các loại viên uống bổ sung dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được mức tối cùng với một chế độ ăn nhiều rau lá xanh.

 

5. Xi-rô từ cây thích (cây phong)

Một nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2016 nhận thấy tác dung của xi-rô cây thích trong việc bảo vệ tế bào não khỏi bị tổn thương. Nhựa cây thích có hơn 100 thành phần chống viêm, có thể ngăn chặn các tế bào não khỏi sự lộn xộn và kết tụ lại với nhau - một hiện tượng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bắt đầu ngày nghỉ của bạn với một chồng bánh kếp và rắc xi-rô cây thích có thể là chìa khóa để giữ cho bộ não của bạn hoạt động tốt.

 

6. Củ cải đường

Loại rau củ màu tím quyền lực này có chứa nitrat- chất làm tăng lưu lượng máu đến não. Một chu kỳ cung cấp oxy máu não ổn định có thể cải thiện hoạt động của não bộ. Một vài khu vực của não bộ có thể sẽ trở nên già nua cùng với tuổi tác, và các chuyên gia tin rằng đây là những phần liên quan với chứng mất trí nhớ và nhận thức kém. Nitrates mở rộng mạch máu ở thùy trán,  là khu vực bệnh mất trí nhớ thường được phát hiện thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI). Nước củ cải đường là một trong những cách tốt để bảo vệ não bộ của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top