✴️ Phẫu thuật tuyến yên và những rủi ro cần biết

Nội dung

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu trong não phía sau mắt có chức năng tạo ra các hormone chi phối nhiều thứ bao gồm tăng trưởng cơ thể, trao đổi chất và sinh sản

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên thường đi kèm với các rủi ro nghiêm trọng, vì vậy bác sĩ thường sẽ ưu tiên các lựa chọn không xâm lấn khác trước khi quyết định phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên cho bệnh nhân.

Vì sao phải phẫu thuật tuyến yên?

Khối u lành tính có thể phát triển về kích thước gây đau đầu hoặc gây ra các vấn đề về thần kinh hay mạch máu, đe dọa tính mạng. Vì vậy khối u cần được loại bỏ để đề phòng.

Khối u ung thư được loại bỏ để ngăn ngừa ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Một số khối u tuyến yên sản xuất hormone có thể gây ra các bệnh lý khác, chẳng hạn như hội chứng Cushing.

Tuyến yên nằm gần các dây thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não. Các khối u của tuyến yên có thể gây ra tầm nhìn mờ, mờ mắt hoặc chứng song thị. Phẫu thuật cắt bỏ nhằm cải thiện hoặc bảo vệ thị lực và trong một số trường hợp để điều chỉnh sự sản xuất quá mức của hormone.

     phẫu thuật tuyến yên

Phẫu thuật diễn ra như thế nào?

Bước đầu tiên là đảm bảo rằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên là phương án khả thi nhất, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá bằng cách thực hiện quét MRI tuyến yên. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cần phải kiểm tra các xét nghiệm máu, X-quang ngực hoặc điện tâm đồ (ECG) để đảm bảo rằng đủ sức khỏe để gây mê.

Có nhiều cách khác nhau để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và vị trí khối u. Phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê toàn thân, và phải mất 1-2 giờ để hoàn thành.

Tuyến yên có thể được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua đường mũi hay mở hộp sọ tùy thuộc vào kích thước và mức độ lây lan của khối u. Ngoài ra, phương pháp mổ có định vị sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để phá hủy hoặc loại bỏ mô với độ chính xác cao thông qua các lỗ nhỏ trên hộp sọ.

Hồi phục

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cần thêm khoảng 2 giờ trong phòng hồi sức trước khi quay lại phòng phẫu thuật thần kinh.

Bệnh nhân có thể được yêu cầu điều trị thay thế hormone sau phẫu thuật. Hormone quan trọng nhất là cortisol - là một loại steroid, giúp cơ thể đối phó với trạng thái căng thẳng.

Tái khám thường xảy ra 6-8 tuần sau phẫu thuật. Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu, kiểm tra mắt và chụp MRI não để kiểm tra lại.

     phẫu thuật tuyến yên

 (Hình ảnh phẫu thuật tuyến yên qua đường xương bướm)

Biến chứng

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu cam: các biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên có thể bao gồm chảy máu cam, chảy máu mũi
  • Xuất huyết nội sọ
  • Rò rỉ dịch não tủy (CSF): là một chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống.
  • Bệnh tiểu đường insipidus: Điều này xảy ra khi hormone điều chỉnh cân bằng nước bị ảnh hưởng gây ra khát và tiểu quá nhiều. Nếu bệnh nhân không ổn định sau một vài ngày, bác sĩ sẽ kê toa liệu pháp thay thế hormone.
  • Suy tuyến yên: Khi tuyến yên không sản xuất hormone theo đúng cách. Chức năng tuyến yên đã bị tổn thương bởi một khối u hoặc tổn thương khác trong khi phẫu thuật. Trong trường hợp này, bác sĩ cũng sẽ kê toa liệu pháp thay thế hormone.
  • Khi không thể loại bỏ tất cả khối u, các triệu chứng có thể giống như trước khi phẫu thuật.

Các biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp khác bao gồm:

  • Tổn thương động mạch cảnh: Đây là mạch máu hai bên của tuyến yên cung cấp máu cho não. Tổn thương trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Tỉ lệ xảy ra biến chứng này cực kì thấp khoảng dưới 1%
  • Suy yếu thị lực: Có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ các cục máu đông gây chèn ép lên các dây thần kinh thị giác.

Lựa chọn thay thế

Thông thường, loại bỏ tuyến yên là một cách để đối phó với các khối u không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Các lựa chọn điều trị không xâm lấn khác bao gồm:

  • Thuốc: Bác sĩ có thể điều trị một số khối u tuyến yên bằng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các khối u không đáp ứng tốt với loại điều trị này.
  • Xạ trị: Điều trị bằng tia X có thể kiểm soát sự phát triển của một số khối u.
  • Phẫu thuật dao Gamma: Chiếu tia bức xạ vào khối u, thường có hiệu quả với một số khối u nhỏ.

Mục đích cuối cùng của phẫu thuật là loại bỏ khối u và cố gắng bảo tồn tối đa phần tuyến yên có thể. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên chỉ được lựa chọn khi việc điều trị bằng các phương pháp khác không khả thi hoặc không mang lại hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Suy tuyến thượng thận

Tìm hiểu thêm: Tổng quan các phương pháp can thiệp ngoại thần kinh

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top