✴️ Mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa bệnh tê bì chân tay

Nội dung

1. Triệu chứng bị bệnh tê bì chân tay như thế nào?

Qua tên gọi của loại bệnh này ta cũng có thể hiểu vài phần về triệu chứng mà bệnh gây ra rồi: “Bì” là da vậy thì tê bì chân tay tức là vùng da ở chân và tay bị tê hay bị mất cảm giác tạm thời. Hiện tượng bị tê bì chân tay thường tập trung chủ yếu ở các đầu ngón chân và ngón tay, đôi cả bàn tay bàn chân cũng bị tê hay thậm chí tê rộng sang cả cánh tay, cẳng chân.

Bệnh tê bì chân tay xuất hiện là do hệ thống các dây thần kinh vận động bị tổn thương. Biểu hiện ban đầu của người bệnh tê bì chân tay thường có cảm giác vùng da ở chân tay như bị kim chích, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở các đầu ngón chân, ngón tay. Mức độ tê sẽ ngày càng tăng dẫn đến tê buốt lan rộng ra cả cánh tay, cẳng chân khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động hay cầm nắm vật gì đó, đôi khi người bệnh còn xuất hiện kèm theo triệu chứng bị chuột rút. 

Trong trường hợp người bị tê bì chân tay đang có các bệnh lý nền khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay đau dây thần kinh tọa thì sẽ còn phải hứng chịu thêm các cơn đau nhức ở vùng vai gáy, thắt lưng hay các vùng có nhiều dây thần kinh bị tổn thương.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tê bì chân tay là gì?

Hầu hết tình trạng tê bì chân tay nếu xuất hiện với tần suất cao và gây ra nhiều triệu chứng khác đi kèm thì khả năng bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, cụ thể là bạn đang mắc phải một số căn bệnh nào đó có liên quan gây tê bì chân tay. Một số bệnh lý có thể gây ra biến chứng tê bị chân tay như:

  • Các bệnh lý về xương khớp (đặc biệt là bệnh thoái hóa đốt sống và thoái hóa khớp): 

Đây là nhóm bệnh rất phổ biến ở những người có độ tuổi đã cao, bệnh gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh, triệu chứng tê bì chân tay cũng sẽ là một trong số đó. Những người bị bệnh về xương khớp thì các dây thần kinh chạy khắp cơ thể sẽ bị chèn ép tại các vùng xương khớp bị tổn thương, tình trạng này sẽ khiến người bệnh không những bị đau nhức xương khớp mà còn xuất hiện triệu chứng tê bì ở khu vực bị tổn thương và các khu vực lân cận có liên quan. 

  • Bệnh đái tháo đường: 

Người bị bệnh đái tháo đường sẽ gây ra sự rối loạn chuyển hóa trong máu khiến cho các vùng cơ thể ở xa tim không thể lưu thông tốt, dẫn tới tình trạng ngón tay ngón chân bị tê bì.

  • Bệnh tê bì chân tay có thể là do hệ quả của việc bổ sung chất dinh dưỡng không đầy đủ, cụ thể là thiếu các vitamin B. Nếu cơ thể bị thiếu các chất thuộc nhóm axit folic, kali, canxi và các loại vitamin như B1, B6, B12, E thì hệ thần kinh sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, gây phù nề, tê bì tay chân.

  • Các bệnh lý về động tĩnh mạch hay tình trạng cơ thể bị nhiễm độc (Thủy ngân, chì, arsen,...) cũng có thể khiến người bệnh xuất hiện hiện tượng tay chân bị tê bì.

Nguyên nhân gây ra bệnh tê bì chân tay là gì

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay từ các bệnh lý có liên quan thì một số thói quen sinh hoạt cũng có thể gây ra loại bệnh tình này như:

  • Vấn đề công việc đòi hỏi phải ngồi làm việc quá lâu tại một tư thế.

  • Sai tư thế khi ngồi hoặc đứng, tay chân bị đè nén bởi những đồ vật nặng trong một khoảng thời gian dài,...

  • Thói quen uống rượu bia quá nhiều, sử dụng các chất kích thích gây rối loạn thần kinh.

  • Thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể gây ra tình trạng tay chân bị tê bì.

Trong trường hợp người bệnh bị tê bì chân tay do các yếu tố sinh lý thì khả năng sẽ không gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thế nhưng nếu tình trạng kéo dài liên tục thì nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan cũng rất cao.

3. Phòng ngừa bệnh tê bì chân tay như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay là gì mà các y bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp phù hợp để giảm thiểu bệnh tình. Đặc biệt, mỗi cá nhân phải chú ý hơn đến các triệu chứng kèm theo khi có triệu chứng tê bì chân tay để có thể kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng.

Bên cạnh việc điều trị bệnh thì quý bạn đọc cũng nên tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa tình trạng tê bì chân tay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như việc sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay thì hãy lập tức chữa trị chứ đừng nên chần chừ coi khinh bệnh không nghiêm trọng. Những bệnh lý liên quan đến xương khớp hay hệ thống thần kinh nếu không được điều trị triệt để sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nặng không thể chữa trị về sau.

Các bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa các triệu chứng tê bì chân tay như:

  • Hạn chế ngồi quá lâu một vị trí, một tư thế mà hãy cố gắng nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn.

  • Những người đang bị bệnh về xương khớp hay thậm chí bất kỳ ai cũng có thể sử dụng muối Epsom pha loãng để tắm giúp cải thiện tình trạng tê bì chân tay.

  • Có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để quá trình máu lưu thông thuận lợi hơn, đồng thời cũng giúp giấc ngủ sâu hơn.

  • Luôn chú ý đến hàm lượng các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể, đặc biệt không thể thiếu các loại vitamin, canxi, kali,...

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng sẽ giúp lưu thông máu và cải thiện hệ xương khớp, tuy nhiên không nên tập luyện quá sức so với cơ trạng.

Xem thêm: Tổng quan về bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top