Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến lý do tại sao bỏ bữa có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, các nguyên nhân khác và một số cách bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng chóng mặt.
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng glucose, thường được gọi đơn giản là "đường" trong máu giảm xuống dưới ngưỡng 3.9mmol/L. Trạng thái này thường được gọi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng mà bạn có thể gặp phải thường xuyên nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường và gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Bạn cũng có thể bị hạ đường huyết đột ngột do các yếu tố như:
Lượng đường trong máu đến từ quá trình tiêu hóa carbohydrate (carbs) và đó cũng là nguồn năng lượng chính cho não. Do đó, bỏ bữa hoặc tránh tinh bột có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống, gây ra chóng mặt đột ngột. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt sau khi bỏ bữa và xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng hạ đường huyết bao gồm: đói, bồn chồn, đổ mồ hôi và run thì có nghĩa là bạn cần ăn gì đó.
Bỏ bữa hoặc giảm lượng thức ăn đến mức có các triệu chứng như chóng mặt có thể cho thấy chứng rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể giới tính, chủng tộc, tuổi tác, kích thước cơ thể, tình trạng kinh tế xã hội. Nếu bạn đang có lo ngại về cân nặng cũng như chế độ ăn của mình thì bạn nên tìm đến các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ.
Chóng mặt là một cảm giác phức tạp có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Hầu hết khi ai đó nói rằng họ cảm thấy chóng mặt, có khả năng họ đang cố gắng mô tả cảm giác đứng không vững. Họ có thể cảm thấy như thể họ đang quay tròn, lơ lửng hoặc mất thăng bằng. Nhưng chóng mặt cũng có thể kéo theo cảm giác choáng váng, yếu mệt hoặc lâng lâng.
Khi ai đó cảm thấy chóng mặt, điều đó không có nghĩa là họ chưa ăn đủ bạn nên xem xét các triệu chứng và hoàn cảnh xảy ra tình trạng đó để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây chóng mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân khác gây chóng mặt và một số mẹo giúp xác định xem chúng có thể ảnh hưởng đến bạn hay không.
Đột quỵ
Trong một số trường hợp, chóng mặt xuất hiện nhanh chóng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đột quỵ. Trong một nghiên cứu nhỏ, gần 40% bệnh nhân đột quỵ cho biết họ bị chóng mặt đột ngột vào khoảng thời gian họ bị đột quỵ. Mặt khác, một nghiên cứu riêng ước tính rằng 4–15% bệnh nhân bị chóng mặt đột ngột có thể bị đột quỵ.
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt và bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng khác của cơn đột quỵ như tê yếu một bên cơ thể, khó nói, nhìn kém hoặc đau đầu dữ dội, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Mất nước
Giống như ăn không đủ có thể gây chóng mặt, uống không đủ cũng vậy. Trên thực tế, tình trạng mất nước có thể dễ bị nhầm lẫn với hạ đường huyết vì nhiều triệu chứng của 2 tình trạng này đều giống nhau như cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu và choáng váng. Một số triệu chứng khác có thể giúp phân biệt tình trạng mất nước với hạ đường huyết là nước tiểu có màu sẫm và lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
Viêm tai
Cảm thấy chóng mặt là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm tai trong. Trong trường hợp này, rất có thể bạn sẽ trải qua một loại chóng mặt mà bạn cảm thấy bản thân hoặc môi trường xung quanh đang chuyển động. Bạn có thể cảm thấy như đang quay tròn hoặc bị lật ngay cả khi bạn đang đứng yên. Chóng mặt do viêm tai có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn các loại chóng mặt khác và có thể là dấu hiệu cho thấy tai trong của bạn có vấn đề.
Nguyên nhân khác
Chóng mặt là một triệu chứng thường được báo cáo của nhiều nguyên nhân khác:
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt trong một thời gian dài, cơn chóng mặt giảm dần nhưng thường xuyên quay trở lại hoặc bạn lo lắng về các triệu chứng của mình, bạn nên đi khám bác sĩ.
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, một trong những điều đầu tiên bạn nên làm là ngồi hoặc nằm xuống. Đừng cố gắng lái xe hoặc vận hành bất kỳ loại thiết bị nào. Chóng mặt gây mất thăng bằng, dễ dẫn đến té ngã và chấn thương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Do đó, tốt nhất là tránh đứng hoặc đi lại cho đến khi cảm giác đó qua đi.
Nếu bạn nghi ngờ rằng chóng mặt của mình có thể là do ăn không đủ hoặc nhịn ăn quá lâu, hãy cố gắng ăn hoặc uống thứ gì đó có calo càng sớm càng tốt. Cơ thể con người phân hủy và hấp thụ carbs để lấy năng lượng nhanh hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Vì vậy nếu bạn có thể tìm thấy nguồn carbs đơn giản tốt như nước ép trái cây, bánh mì, một cốc sữa hoặc một chút mật ong thì ăn một trong số những thứ này sẽ giúp phục hồi lượng đường trong máu của bạn một cách nhanh chóng.
Trong trường hợp khẩn cấp, thậm chí một viên kẹo hoặc thứ gì đó ngọt ngào khác cũng có thể giúp ích, nhưng hãy nhớ rằng việc dựa vào đồ ngọt để duy trì lượng đường trong máu và ngăn ngừa chóng mặt không phải là một lựa chọn lâu dài. Sau khi cơn chóng mặt ban đầu qua đi, hãy thử ăn một bữa ăn nhẹ khác kết hợp giữa tinh bột phức hợp giàu chất xơ với protein nạc. Sự kết hợp của các chất dinh dưỡng sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn không bị giảm đột ngột.
Một số ví dụ về bữa ăn nhẹ có kết hợp carbs phức tạp với protein là:
Nếu bạn nghĩ rằng có điều gì đó ngoài việc ăn uống thiếu chất đang khiến bạn chóng mặt, thì hãy đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân. Nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng đáng chú ý khác như: tê, đau ngực hay bất kỳ thay đổi đột ngột nào về thị lực hoặc sốt kèm với chóng mặt thì bạn nên đi khám ngay. Trong khi chờ đợi, bạn có thể cố gắng giảm bớt cảm giác bằng cách:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh