Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Các dạng rối loạn ngôn ngữ

Một trong những rối loạn ngôn ngữ thường gặp nhất là nói lắp. Các rối loạn ngôn ngữ khác bao gồm rối loạn vận động tạo lời nói (apraxia) và hội chứng bất lực ngôn ngữ (dysarthria). Rối loạn vận động tạo lời nói là một rối loạn vận động cơ học gây ra bởi sự tổn thương ở các phần não bộ liên quan đến ngôn ngữ.Hội chứng bất lực ngôn ngữ là một rối loạn vận động cơ học trong đó các cơ ở miệng, mặt, hoặc hệ hô hấp có thể trở nên yếu hoặc khó di chuyển.

Một số người bị rối loạn ngôn ngữ hoàn toàn có thể  nhận thức được những gì họ muốn nói nhưng không thể nói lên suy nghĩ của bản thân. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về lòng tự trọng và dần dần sẽ phát triển thành trầm cảm.

Rối loạn ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. Điều trị sớm có thể giúp điều chỉnh được những vấn đề này.

 

Nguyên nhân

Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng đến dây thanh âm, cơ, dây thần kinh và các cấu trúc khác trong cổ họng.

Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Tổn thương dây thanh âm
  • Tổn thương não
  • Yếu cơ
  • Suy hô hấp
  • Đột quỵ
  • Polyp hoặc các nốt sần trên dây thanh quản
  • Liệt dây thanh quản

Những người gặp một số vấn đề về sức khỏe hoặc rối loạn phát triển nhất định cũng có thể bị rối loạn ngôn ngữ, bao gồm:

  • Tự kỷ
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Đột quỵ
  • Ung thư miệng
  • Ung thư thanh quản
  • Bệnh Huntington
  • Chứng mất trí
  • Bệnh xơ cứng teo cơ (ALS)

Rối loạn ngôn ngữ có thể là di truyền và chúng có thể phát triển theo thời gian.

 

Các triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ

Tùy thuộc vào nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ, một số dấu hiệu có thể có mặt. Các triệu chứng thường gặp của những người bị rối loạn ngôn ngữ là:

  • Lặp lại âm thanh, thường được thấy ở những người nói lắp
  • Thêm âm thanh và từ phụ
  • Kéo dài từ
  • Tạo ra các cử động giật trong khi nói chuyện, thường liên quan đến đầu
  • Nháy mắt nhiều lần trong khi nói
  • Nhận thấy sự thất vọng khi cố gắng giao tiếp
  • Dừng nghỉ thường xuyên khi nói chuyện
  • Bóp méo âm thanh khi nói
  • Giọng nói rùng rợn hoặc khàn khàn

 

Chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ

Có rất nhiều xét nghiệm có sẵn để chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ:

  • Bài kiểm tra sàng lọc phát âm Denver: Test Denver (DASE) là một hệ thống kiểm tra thường được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn phát âm. Bài kiểm tra này đánh giá được mức độ rõ ràng trong cách phát âm ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 7. Chỉ trong 5 phút nhưng bài kiểm tra này sử dụng rất nhiều các dạng bài tập khác nhau để đánh giá khả năng nói của trẻ.
  • Cột mốc ngữ âm sớm-Scale 2: Dạng kiểm tra này được xây dựng bởi bác sĩ nhi khoa thần kinh James Coplan nhằm xác định sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hình thức này có thể nhanh chóng xác định được các rối loạn ngôn ngữ hoặc lời nói bị trì hoãn.
  • Kiểm tra từ vựng và hình ảnh - Peaboday: Bài kiểm tra này giúp đo lường vốn từ vựng và khả năng nói của một người. Người đó sẽ nghe nhiều từ khác nhau và chọn hình ảnh mô tả các từ. Những người có khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng và những người mù sẽ không thể thực hiện đánh giá này. Bài kiểm tra từ vựngvà  hình ảnh Peabody đã được sửa đổi nhiều lần kể từ khi phiên bản đầu tiên của nó được xây dựng vào năm 1959.

 

Điều trị rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ nhẹ có thể không cần điều trị. Một số rối loạn ngôn ngữ có thể biến mất một cách đơn giản và một số khác có thể cải thiện bằng liệu pháp ngôn ngữ.

Các rối loạn khác nhau có thể điều trị bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong liệu pháp ngôn ngữ, người tham gia sẽ được hướng dẫn một loạt các bài tập hoạt động để tăng cường cơ bắp ở vị trí mặt và cổ họng. Bạn sẽ học được cách kiểm soát hơi thể trong khi nói, giúp cải thiện giọng nói và cách nói của bạn. Ngoài ra, người tham gia cũng được tìm hiểu các hình thức thực hành để lời nói của bạn trở nên trôi chảy hơn.

Ở một số người rối loạn ngôn ngữ có thể xuất hiện căng thẳng hoặc trầm cảm. Trong những tình huống này, liệu pháp trò chuyện có thể đem lại rất nhiều hữu ích. Nếu trầm cảm trở nên nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc có thể có tác dụng.

 

Biến chứng tiềm ẩn của rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ để lâu không được điều trị có thể khiến những người mắc vấn đề này trải qua rất nhiều lo âu. Theo thời gian, những mối lo âu này có thể gây ra những rối loạn lo âu hoặc ám ảnh trong tâm lý. Điều trị sớm sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được sự phát triển của rối loạn lo âu hoặc ám ảnh.

 

Lời kết

Việc điều trị sớm sẽ đem lại những hi vọng trong việc cải thiện các vấn đề về ngôn ngữ cho người bệnh. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ngôn ngữ trở nên xấu đi. Triển vọng cho những người có khuyết tật vĩnh viễn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top