✴️ Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD) là gì?

Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần có thể gây ra các hành vi hiếu động và bốc đồng trên mức bình thường. Người bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ duy nhất hoặc ngồi yên trong thời gian dài xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Triệu chứng ADHD

Một số trong những phổ biến bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc tập trung vào các công việc;
  • Hay quên việc hoàn thành công việc;
  • Dễ bị phân tâm;
  • Khó ngồi yên;
  • Ngắt lời mọi người khi nói chuyện.

Các loại ADHD

Để chẩn đoán ADHD chính xác hơn, Các nhà nghiên cứu đã chia các triệu chứng biểu hiện thành ba loại bao gồm: chủ yếu là không tập trung, chủ yếu là tăng động-bốc đồng và nhóm có cả hai yếu tố trên.

Chủ yếu là không tập trung

Đúng như tên gọi, những người có loại ADHD này rất khó tập trung, khó hoàn thành công việc và khó làm theo hướng dẫn.

Các chuyên gia nhận thấy rằng nhiều trẻ em có triệu chứng của loại ADHD thường ít được chẩn đoán và phát hiện do chúng không có xu hướng quậy phá hay ồn ào trong lớp học. Loại ADHD này đa phần xảy ra ở những bé gái.

Chủ yếu là tăng động- bốc đồng

Những đối tượng có loại ADHD này chủ yếu thể hiện hành vi hiếu động và bốc đồng bao gồm cả lo lắng, ngắt lời mọi người khi nói chuyện.

Mặc dù sự không tập trung ít xuất hiện trên những đối tượng mắc loại ADHD này, nhưng những người mắc ADHD chủ yếu hiếu động vẫn có thể khó tập trung vào các công việc.

Kết hợp kiểu hiếu động và không tập trung

Đây là loại ADHD phổ biến nhất. Những đối tượng mắc loại ADHD kết hợp này hiển thị cả các triệu chứng không tập trung và hiếu động bao gồm không có khả năng chú ý, xu hướng bốc đồng, mức độ hoạt động và năng lượng trên mức bình thường.

Loại ADHD mà trẻ mắc phải quyết  định cách điều trị, có thể thay đổi theo thời gian, do đó phương án điều trị cũng có thể được thay đổi phù hợp.

 hội chứng tăng động giảm chú ý

ADHD người lớn

Hơn 60% trẻ em bị ADHD vẫn biểu hiện các triệu chứng khi trưởng thành. Nhưng đối với nhiều người, các triệu chứng ADHD giảm hoặc trở nên ít gặp hơn khi lớn tuổi hơn.

ADHD không được điều trị ở người lớn có thể có tác động tiêu cực đến cuộc sống. Các triệu chứng như khó quản lý thời gian, hay quên và thiếu kiên nhẫn.

ADHD ở trẻ em

Đối với trẻ em, ADHD thường liên quan đến các vấn đề ở trường. Trẻ em bị ADHD thường gặp khó khăn trong việc hoàn thành các bài tập ở lớp học.

Các bé trai có khả năng mắc ADHD nhiều hơn gấp đôi các bé gái. Điều này có do các bé trai có xu hướng biểu hiện các triệu chứng đặc trưng của sự hiếu động. Mặc dù một số bé gái bị ADHD có thể có các triệu chứng kinh điển của hiếu động thái quá, nhưng đa phần còn lại thì không. Trong nhiều trường hợp, các bé gái bị ADHD có thể:

  • Mơ màng thường xuyên;
  • Nói nhiều.

Nhiều triệu chứng của ADHD có thể giống hành vi bình thường của trẻ nhỏ, vì vậy thật khó để biết được rằng trể có liên quan đến ADHD hay không.

Nguyên nhân gây ra ADHD?

Mặc dù ADHD là một chứng rất phổ biến, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số cho rằng, bệnh có nguồn gốc thần kinh hay di truyền.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm dopamine là một yếu tố trong ADHD. Dopamine là một chất trong não giúp truyền tín hiệu từ dây thần kinh này sang dây thần kinh khác. Nó đóng một vai trò trong việc kích hoạt các phản ứng và chuyển động cảm xúc.

Nghiên cứu khác cho thấy một sự khác biệt về cấu trúc trong não. Các phát hiện chỉ ra rằng những người bị ADHD có khối lượng chất xám ít hơn. Chất xám giúp:

  • Hoạt động nói;
  • Tự kiểm soát;
  • Quyết định;
  • Vận động cơ bắp.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ADHD, chẳng hạn như hút thuốc trong khi mang thai.

Xét nghiệm và chẩn đoán ADHD

Không có bài kiểm tra nào có thể cho biết một người bị ADHD. Một nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh những lợi ích của xét nghiệm mới để chẩn đoán ADHD ở người trưởng thành, nhưng nhiều bác sĩ lâm sàng tin rằng chẩn đoán ADHD có thể được thực hiện dựa trên một xét nghiệm.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng nào của một cá thể biểu hiện trong vòng 6 tháng.

Bác sĩ có thể sẽ cần thu thập thông tin từ giáo viên hoặc những thành viên khác trong gia đình để thang đánh giá và xem xét các triệu chứng. Một số bài kiểm tra thể chất khác cũng có thể để kiểm tra.

Nếu nghi ngờ rằng người nhà bị ADHD, hãy gặp bác sĩ và trao đổi về tình trạng này. Hãy cung cấp cho bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn những vấn đề mà người thân đang gặp phải.

Điều trị ADHD

Điều trị ADHD thường bao gồm các liệu pháp thay đổi hành vi, thuốc hoặc cả hai.

Các loại trị liệu bao gồm tâm lý trị liệu, hoặc giao tiếp trị liệu. Với liệu pháp giao tiếp, Bác sĩ sẽ phân tích việc ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống và cách giúp bạn quản lý nó.

Một loại trị liệu khác là trị liệu hành vi. Liệu pháp này có thể giúp người mắc phải học cách theo dõi và quản lý hành vi của bản thân.

Thuốc cũng có thể rất hữu ích với điều trị ADHD. Thuốc ADHD có tác dụng tác động đến các chất trong não cho phép người bệnh kiểm soát tốt hơn các hành vi của mình.

Các biện pháp tự nhiên nhằm cải thiện ADHD

Một số biện pháp được đề xuất để giúp cải thiện các triệu chứng ADHD.

Đối với người mới bắt đầu điều trị, một lối sống lành mạnh có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng ADHD. Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị như sau:

  • Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày
  • Ngủ đủ giấc
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với màn hình hàng ngày từ điện thoại, máy tính và TV
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời giúp làm dịu tâm trí hoạt động quá mức và có thể làm giảm các triệu chứng ADHD.
  • Thiền chánh niệm là một lựa chọn khác có tác động tích cực đến sự chú ý và quá trình suy nghĩ, cũng như lo lắng và trầm cảm.
  • Tránh một số chất gây dị ứng và phụ gia thực phẩm cũng là những cách tiềm năng để giúp giảm các triệu chứng ADHD.

ADHD có phải là khuyết tật không?

Mặc dù ADHD là một rối loạn phát triển thần kinh, nhưng  không được coi là khuyết tật trí tuệ. Tuy nhiên, các triệu chứng ADHD có thể khiến người mắc khó học tập hơn.

Để giúp giảm bớt bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với việc học tập của trẻ em, giáo viên và phụ huynh có thể hướng dẫn riêng cho học sinh mắc ADHD như cho phép thêm thời gian cho các bài tập và bài kiểm tra hoặc động viên, khích lệ bản thân khi hoàn thành nhiệm vụ.

Mặc dù không phải là khuyết tật, nhưng ADHD có thể có ảnh hưởng suốt đời.

ADHD và trầm cảm

Trẻ bị ADHD có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 5 lần so với trẻ em không bị ADHD. 31% người lớn mắc ADHD cũng có những dấu hiệu của trầm cảm.

Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy như bất lực khi mắc cả hai chứng bệnh cùng lúc, May thay, phương pháp điều trị của hai chứng bệnh này có sự tương đồng với nhau. Liệu pháp giao tiếp có thể giúp điều trị cả hai chứng trên. Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ADHD.

Mẹo đối phó với ADHD

Nếu có người thân bị ADHD, một kế hoạch điều trị phù hợp với những mục tiêu rõ ràng có thể sẽ giúp ích. Đối với người lớn, sử dụng bảng danh sách công việc, đặt lịch và lời nhắc nhở là những cách tốt để giúp cải thiện độ tập trung công việc. Đối với trẻ em, có thể hữu ích giúp trẻ tập trung bằng cách bắt trẻ lên danh sách các công việc ở nhà  và các vật dụng hàng ngày như đồ chơi và ba lô vào vị trí được quy định sẵn.

Bác sĩ có thể hướng dẫn thêm về cách quản lý các triệu chứng ADHD.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu