Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Hiện tại có hơn 24 loại thuốc chống trầm cảm đang có mặt trên thị trường. Hiện nay, chúng được coi là khá thành công trong điều trị trầm cảm, tuy nhiên không có một loại thuốc đơn lẻ nào đã được chứng minh là có hiệu quả tốt nhất cho tất cả bởi nó chủ yếu phụ thuộc vào từng bệnh nhân và tình trạng bệnh của họ. Bạn sẽ phải sử dụng thuốc hàng ngày trong vòng vài tuần mới thấy được kết quả và cả những tác dụng phụ của thuốc.

Dưới đây là danh sách các loại thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất và các tác dụng không mong muốn của chúng.

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)

Liệu pháp điều trị điển hình đối với bệnh trầm cảm thường bắt đầu với các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Khi não bộ không thể sản xuất đủ serotonin nó sẽ không thể hoạt động đúng chức năng, khi đo mức cân bằng các chất hóa học tại não sẽ trở nên không đồng đều. SSRIs hoạt động theo cơ chế thay đổi mức nồng độ serotonin trong não. Đặc biệt, SSRIs ức chế quá trình tái hấp thu serotonin, do vậy các chất dẫn truyền thần kinh có thể gửi và nhận các tín hiệu hóa học một cách hiệu quả hơn. Do vậy, các thuốc này có khả năng phát huy tác dụng của serotonin và cải thiện các triệu chứng của trầm cảm. Các thuốc thuộc nhóm SSRIs bao gồm:

  • fluoxetine (Prozac)
  • citalopram (Celexa)
  • paroxetine (Paxil)
  • sertraline (Zoloft)
  • escitalopram (Lexapro)
  • fluvoxamine (Luvox)

 

Các tác dụng phụ của SSRIs

Các tác dụng phụ phổ biến nhất đã được báo cáo bởi những người sử dụng SSRIs bao gồm:

  • Các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Khô miệng
  • Bồn chồn
  • Đau đầu
  • Mất ngủ hay buồn ngủ
  • Giảm ham muốn tình dục và khó đạt cực khoái
  • Rối loạn cương dương
  • Kích động

 

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs)

Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs) đôi khi được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu tác dụng kép. Chúng hoạt động theo cơ chế ứng chế tái hấp thu cả serotonin và norepinephrine. Với sự hiện  diện của cả serotonin và norepinephrine ở não, mức cân bằng hóa học tại não sẽ được thiết lập lại, và các tín hiệu dẫn truyền thần kinh có thể hoạt động tương tác hiệu quả hơn. Do vậy, thuốc có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Các thuốc nhóm SNRIs được kê phổ biến nhất gồm:

  • venlafaxine (Effexor và Effexor XR)
  • desvenlafaxine (Pristiq)
  • duloxetine (Cymbalta)

 

Các tác dụng không mong muốn của SNRIs

  • Tăng tiết mồ hôi
  • Tăng huyết áp
  • Tim đập nhanh
  • Khô miệng
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón
  • Thay đổi vị giác
  • Buồn nôn
  • Hoa mắt
  • Bồn chồn
  • Đau đầu
  • Mất ngủ hay buồn ngủ
  • Giảm ham muốn tình dục và khó đạt cực khoái
  • Kích động

 

Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Thuốc chống trầm cảm ba (TCAs) vòng được phát minh vào những năm 1950, là một trong những nhóm thuốc được sử dụng sớm nhất trong điều trị trầm cảm. TCAs hoạt động theo cơ chế ức chế sự tái hấp thu của noradrenalin và serotonin. Điều này giúp kéo dài những tác động tích cực trên tâm trạng của noradrenalin và serotonin được giải phóng tự nhiên tại não. Do đó, giúp cải thiện tâm trạng và giảm trầm cảm. Nhiều bác sỹ vẫn tiếp tục kê TCAs vì họ cho rằng nhóm thuốc này cũng an toàn như các thuốc thế hệ mới.

Các thuốc nhóm TCAs phổ biến nhất bao gồm:

  • amitriptyline (Elavil)
  • imipramine (Tofranil)
  • doxepin (Sinequan)
  • trimipramine (Surmontil)
  • clomipramine (Anafranil)

 

Các tác dụng không mong muốn của thuốc chống trầm cảm ba vòng

Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này khá nghiêm trọng. Nam giới thường gặp ít tác dụng phụ hơn nữ giới.

  • Tăng cân
  • Khô miệng
  • Nhìn mờ
  • Buồn ngủ
  • Tim đập nhanh hay loạn nhịp
  • Lú lẫn
  • Các vấn đề về tiết niệu như tiểu khó
  • Táo bón
  • Mất ham muốn tình dục

 

Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRIs)

Các tác dụng không mong muốn mà những người dùng NDRIs hay gặp phải bao gồm:

  • Co giật khi dùng liều cao
  • Lo lắng
  • Thở quá nhanh
  • Căng thẳng
  • Kích động
  • Hay cáu gắt
  • Run
  • Khó ngủ
  • Bồn chồn

 

Thuốc ức chế monoamine oxidase

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) thường là lựa chọn sau cùng khi các nhóm thuốc hay phương pháp điều trị khác không phát huy tác dụng. MAOIs ngăn cản sự giáng hóa của các chất hóa học norepinephrine, serotonin và dopamine. Điều này cho phép não bộ duy trì mức nồng độ ổn định của các chất này và có tác dụng cải thiện tâm trạng cũng như tăng cường các tín hiệu dẫn truyền thần kinh.

Các thuốc nhóm MAOIs bao gồm:

  • phenelzine (Nardil)
  • selegiline (Emsam, Eldepryl, and Deprenyl)
  • tranylcypromine (Parnate)
  • isocarboxazid (Marplan)

 

Các tác dụng không mong muốn của MAOIs

MAOIs có rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy hiểm. MAOIs cũng thường gây ra những tương tác với thức ăn và các loại thuốc không kê đơn khác.

  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Mất ngủ
  • Hoa mắt
  • Hạ huyết áp
  • Khô miệng
  • Căng thẳng
  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn tình dục hay khó đạt cực khoái
  • Rối loạn cương dương
  • Các vấn đề về tiết niệu như tiểu khó

 

Các nhóm thuốc với chỉ định điều trị trầm cảm không chính thức    

Để điều trị cho những bệnh nhân trầm cảm kháng với hầu hết các phương pháp điều trị, các bác sỹ có thể cần phải kê đến nhóm thuốc chỉ định không chính thức (add – on medication). Nhóm thuốc này cũng thường được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn tâm thần khác để giảm lo âu, cải thiện tâm trạng và chống loạn thần.

Các thuốc chống loạn thần đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ chấp thuận là chỉ định không chính thức trong điều trị trầm cảm bao gồm:

  • aripiprazole (Abilify)
  • quetiapine (Seroquel)
  • olanzapine (Zyprexa)

Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này cũng tương tự như các thuốc chống trầm cảm khác.

 

Các nhóm thuốc khác

Các thuốc điều trị trầm cảm không điển hình hoặc không thể xếp vào bất cứ nhóm thuốc nào nêu trên bao gồm mirtazapine (Remeron) và trazodone (Oletro).

Tác dụng không mong muốn chủ yếu của nhóm thuốc này là buồn ngủ. Cả hai thuốc này đều có tác dụng an thần và thường được sử dụng vào buổi tối để phòng xảy ra các vấn đề về sự tập trung và chú ý.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top