Tai biến (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) là tình trạng tổn thương thần kinh trung ương khu trú cấp tính, do nguyên nhân mạch não (tắc mạch hoặc xuất huyết).
Hay hiểu một cách đơn giản, tai biến nhẹ là những tổn thương mạch máu não xảy ra đột ngột làm dừng cung cấp máu nuôi dưỡng não. Khi đó, các tế bào não thiếu oxy sẽ bị hủy hoại nhanh chóng và hậu quả biểu hiện bằng triệu chứng thiếu sót chức năng thần kinh (dấu hiệu thần kinh khu trú).
Tai biến nhẹ thực chất là cơn thiếu máu não thoáng qua. Là dạng tai biến có thời gian hồi phục nhanh, thường không gây liệt.
Để đánh giá mức độ nặng của bệnh, các bác sĩ thường sử dụng thang điểm NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale): Một công cụ hữu ích đo lường và đánh giá mức độ suy giảm chức năng thần kinh, được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng và trong các nghiên cứu, gồm 6 yếu tố chính sau đây:
Với tổng điểm là 42, NIHSS dưới 5 điểm là tai biến nhẹ, trên 24 điểm là tai biến nặng.
Thống kê cho thấy, hầu hết người bệnh tai biến nhẹ có khả năng phục hồi thuận lợi (khả năng hồi phục hoàn toàn chức năng thần kinh, hoặc chỉ mất chức năng nhẹ – mRS ≤ 2)
Mức độ tai biến có thể sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy việc phát hiện sớm các biểu hiện bệnh là vô cùng quan trọng đối với tình hình bệnh nhân sau này.
Các dấu hiệu để nhận biết sớm tai biến và cách xử trí được kí hiệu là FAST. Khái niệm này được biết đến lần đầu tiên ở Anh năm 1998, bởi 1 nhóm bác sĩ nội thần kinh và hồi sức cấp cứu. Hiện nay, chúng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, gồm các triệu chứng và động tác dưới đây:
Mặc dù tai biến nhẹ không gây ra các tổn thương nghiêm trọng nhưng khi có các triệu chứng xuất hiện, người bệnh không được chủ quan, vì có thể đó không còn là cơn tai biến nhẹ nữa.
Khi bệnh nhân có các biểu hiện tai biến, nên gọi ngay cấp cứu. Vì việc xử lý và điều trị sớm cơn tai biến nhẹ trong thời gian ngay khi vừa xảy ra sẽ giúp ngăn ngừa cơn tai biến nặng (đột quỵ) sau này.
– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ:
Rối loạn mỡ máu, chống hình thành cục máu đông (chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầu), đái tháo đường, tăng huyết áp.
– Điều trị triệu chứng:
Giảm đau, hạ sốt, hỗ trợ hô hấp, hạ huyết áp (tăng huyết áp phản ứng xuất hiện do tai biến ),…
Dự phòng tiên phát
Nội dung chính là kiểm soát yếu tố có thể gây ra nguy cơ tai biến như:
Để kiểm soát cần phối hợp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa với thay đổi lối sống của người bệnh.
Dự phòng thứ phát
Bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não
Ngoài kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bằng thay đổi lối sống và điều trị, cần dự phòng bệnh theo mức độ tai biến.
– Đối với nguy cơ nhồi máu não:
Bệnh nhân bị tai biến nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nên kiểm tra bệnh tiểu đường, béo phì.
Bệnh nhân bị tai biến không rõ nguyên nhân nên theo dõi lâu dài.
Với bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K: Nếu có điều kiện thì thay thế bằng các thuốc chống đông đường uống mới như: Dabigatran, apixaban, rivaroxaban.
Điều trị kháng tiểu cầu kép (aspirin và clopidogrel) an toàn và hiệu quả ở những bệnh nhân bị tai biến thiếu máu cục bộ cấp tính.
– Đối với nguy cơ xuất huyết não:
Tăng huyết áp chiếm 70-80% nguyên nhân gây xuất huyết não, đặc biệt ở người cao tuổi. Lựa chọn thuốc theo tình hình và mức độ của từng bệnh nhân. Tạo thói quen xây dựng lối sống lành mạnh, kiểm tra huyết áp đều đặn để tránh cơn tai biến đột ngột.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp, cụ thể:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh