Tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện cơn co giật đầu tiên, chúng được phân loại ra thành các loại sau:
Một cơn cơn co giật xảy ra khi chức năng điện não bình thường bị mất cân bằng. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do như những tổn thương về mặt vật lý, sưng, hoặc chảy máu.
Cơn co giật gây ra một loạt các triệu chứng. Một số triệu chứng rất nhẹ, rất khó phát hiện chỉ bằng quan sát. Ngược lại, trong một số trường hợp, cơn co giật có thể gây ra các hành vi bạo lực và không kiểm soát, mất trí nhớ và bất tỉnh.
Một số dấu hiệu của cơn co giật bao gồm:
Ngoài cơn co giật, có thể rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang. Sau cơn co giật, có thể mất một thời gian để cơ thể "thức dậy" và nhận ra bạn đã bị co giật cũng như nhận thức được về môi trường. Đối với cơn co giật kéo dài hơn 2 phút, có thể mất vài ngày để hồi phục hoàn toàn và bạn có thể sẽ gia tăng tình trạng lú lẫn, khó đi bộ và nói chuyện.
Có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn cơn co giật sau chấn thương đầu.
Các thương tích thâm nhập, như vết thương do súng đạn, có khả năng dẫn đến cơn co giật cao nhất. Người ta ước tính khoảng 60-70% số người bị chấn thương sọ não chấn thương sẽ bị co giật.
Nếu sau chấn thương đầu có cục máu đông và cần phải tiến hành trên 2 cuộc phẫu thuật thì nguy cơ bị co giật là khoảng 35%.
Nếu chấn thương đầu hoàn toàn nằm trong hộp sọ (không có chấn thương xâm lấn hoặc phẫu thuật) nguy cơ co giật là khoảng 20%.
Có nhiều yếu tố khác mà bạn có thể kiểm soát cũng có thể làm tăng nguy cơ bị co giật sau khi bị thiếu máu não thoáng qua.
Thuốc và rượu làm tăng nguy cơ bị co giật. Điều này rất nguy hiểm vì nếu bạn đã uống rượu hoặc dùng các loại thuốc khác, bạn có thể sẽ nôn mửa trong quá trình bị co giật và bạn sẽ không kiểm soát được phản ứng nôn và ho của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc hít phải các chất trong dạ dày vào trong phổi và có thể gây tử vong.
Không đủ giấc ngủ và bị căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ co giật. Đôi khi một cơn co giật xảy ra vài năm sau khi bị chấn thương não khi người bệnh đang trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.
Các bệnh khác không liên quan đến chấn thương đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ co giật. Sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến co giật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh