Tầm soát đột quỵ - giải pháp ngăn ngừa tai biến sớm

Nội dung

Sự quan trọng của việc tầm soát cơn đột quỵ não

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đột quỵ có thể gây ra những hậu quả như mất khả năng di chuyển, mất khả năng nói, suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy, và thậm chí là tử vong.

Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ cũng giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, tăng cân và các yếu tố liên quan đến lối sống không lành mạnh. Những yếu tố này có thể gây ra đột quỵ và có thể được điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro của bệnh nhân. Ngoài ra, việc tầm soát đột quỵ còn giúp tăng cơ hội cho điều trị hiệu quả hơn.

 

Các phương pháp tầm soát bệnh đột quỵ não

Khi thực hiện tầm soát đột quỵ não, bạn sẽ được thực hiện một số các xét nghiệm như:

Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để phát hiện các yếu tố nguy cơ đột quỵ, bao gồm đường huyết cao, các chỉ số cholesterol và triglycerid cao. Đồng thời cũng có thể đánh giá được các bất thường trong tế bào máu, bất thường về hồng cầu, tình trạng thiếu máu hay nhiễm trùng máu hay rối loạn đông máu…

Kiểm tra mạch máu: Kiểm tra mạch máu của não bằng siêu âm động mạch vành hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề về mạch máu, động mạch vành và các mạch máu lớn khác trong não.

Siêu âm tim: Siêu âm Doppler tim sẽ phát hiện ra các bất thường ở buồng tim, các bệnh lý van tim bẩm sinh hay bệnh lý mạch vành. Đồng thời còn có thể phát hiện cục máu đông trong tim để kịp thời xử lý, tránh tình trạng cục máu đông di chuyển đến não gây đột quỵ.

Kiểm tra thị lực: Các vấn đề về thị lực như nhìn mờ có thể dấu hiệu báo trước đột quỵ. Bạn có thể thực hiện soi đáy mắt trực tiếp để đánh giá các vấn đề liên quan đến tầm nhìn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top