Theo Healhline, người bị mất trí nhớ tạm thời thường sẽ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống nhau, quên mất đồ vừa để, quên các sự kiện vừa diễn ra hoặc những thứ vừa đọc hoặc nhìn thấy trong khoảng 30 giây đến vài ngày. Tình trạng này thường xảy ra ở người già, song cũng xuất hiện ở những người trẻ tuổi.
Mất trí nhớ ngắn hạn là một phần bình thường của lão hóa đối với nhiều người, nhưng không gây ảnh nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nguy hiểm hơn bao gồm chứng mất trí, chấn thương, nhiễm trùng não hoặc các tình trạng khác như bệnh Parkinson.
Bệnh có thể được điều trị khi được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân của tình trạng có thể do tuổi tác, bệnh người già, u não, máu đông hoặc chảy máu não, rối loạn do dùng chất gây nghiện, thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, stress, ngủ không đủ giấc hoặc những chấn thương do chấn động mạnh ở đầu cũng gây nên chứng mất trí nhớ tạm thời, nhất là ở người trẻ.
Điều trị mất trí nhớ tạm thời phụ thuộc vào nguyên nhân
- Đối với khối u não: phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
- Sử dụng thuốc để điều trị cục máu đông. Trong một số trường hợp, phẫu thuật để điều trị chảy máu não.
- Sử dụng thuốc hoặc điều trị cho các chứng liên quan đến thần kinh.
- Cải thiện lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
Live Science hướng dẫn một số hoạt động vận động trí não như:
- Mnemonics là kỹ thuật gắn một từ, cụm từ hoặc hình ảnh vào một đối tượng
- Mẹo để nhớ có bao nhiêu ngày trong một tháng. Ví dụ tháng có 30 ngày gồm tháng 9, tháng 4, tháng 6 và tháng 11.
- Luyện khả năng nhớ tên đồ vật trong 30 giây rồi viết lại trên giấy.
- Thực hiện các hoạt động kích thích não như Sudoku, trò chơi ô chữ để cải thiện trí nhớ.
Nếu tình trạng này kéo dài, người mất trí nhớ tạm thời nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị kịp thời, đặc biệt là vấn đề tuổi tác.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh