Những nghiên cứu hình ảnh về não bộ cho thấy não bộ của những đứa trẻ mắc ADHD sẽ hoạt động hơi khác so với những đứa trẻ bình thường. ADHD thường di truyền trong gia đình.
Rối loạn của hội chứng này có thể xuất hiện từ khi 7 tuổi hoặc muộn hơn. Những triệu chứng có thể kéo dài hết tuổi vị thành niên và đôi khi vẫn tiếp tục khi trưởng thành. Những triệu chứng điển hình gồm có:
Một số trẻ mắc ADHD cảm thấy khó khăn để giữ sự chú ý và tập trung nhưng lại không mắc triệu chứng tăng động.
Nếu bạn cảm thấy con mình đang có những vấn đề trong việc chú ý có khả năng ảnh hưởng đến việc học và giao tiếp xã hội thì hãy trao đổi với bác sĩ chuyển khoa nhi. Bác sĩ của con bạn có thể điều trị tình trạng này hoặc giới thiệu bạn đến các chuyên gia.
Chỉ có những chuyên gia đã được đào tạo mới có thể xác định con bạn mắc ADHD hay không. Có rất nhiều test tâm lý và các thang điểm có thể giúp chẩn đoán về tình trạng này.
Con bạn có thể mắc dạng "không chú ý" của rối loạn này nếu có sáu trong số những biểu hiện sau đây:
Con bạn có thể mắc dạng "tăng động và bốc đồng" của rối loạn này nếu có sáu trong số những biểu hiện sau đây:
Điều trị ADHD thường bao gồm 3 hướng tiếp cận mũi nhọn - chiến lược hành vi, hỗ trợ giáo dục và dùng thuốc. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất khi kết hợp cả ba thành phần trên, mặc dù các nghiên cứu cho rằng dùng thuốc có thể mang lại lợi ích lớn nhất.
Một chuyên gia về ADHD giàu kinh nghiệm sẽ theo dõi con bạn và cung cấp những sự hỗ trợ dài hạn. Những hỗ trợ bao gồm theo dõi quá trình dùng thuốc và những phản ứng phụ bên cạnh việc theo dõi kết quả học tập ở trường của con bạn, sự thành công về mặt giao tiếp xã hội và sự cảm nhận được giá trị của bản thân.
Mặc dù rất nhiều trẻ mắc ADHD vẫn sẽ gặp những khó khăn liên quan đến rối loạn này khi ở tuổi vị thành niên hay ngay cả ở tuổi trưởng thành nhưng với sự hỗ trợ và điều trị đúng đắn, hầu hết những đứa trẻ này đều có thể thích nghi và sẽ tiến triển tốt hơn theo thời gian.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh