Vì sao bạn bị đau ở thái dương?

Đau nhức thái dương có thể xuất phát từ nhiều yếu tố. Tình trạng này thường là do căng thẳng nhưng đôi khi đó có thể là dấu hiệu chỉ ra một tình trạng nghiêm trọng hơn như khối u não. Thuốc giảm đau không kê đơn và thay đổi lối sống thường có thể giảm đau ở thái dương. Tuy nhiên, nếu bạn có thêm các triệu chứng hoặc mối lo ngại thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

Chứng đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng thường gây ra cơn đau giống như một cơn đau ở một dải quanh đầu. Tình trạng này cũng có thể gây đau ở cơ đầu và cổ. Những cơn đau đầu này có thể kéo dài khoảng 30 phút, mặc dù cơn đau đầu do căng thẳng nghiêm trọng có thể kéo dài tới 1 tuần. Đau đầu do căng thẳng thường gây đau nhẹ hoặc vừa phải. Đau đầu do căng thẳng không trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động thể chất, vì vậy mọi người có thể tiếp tục các thói quen vận động tập luyện khi đau đầu do căng thẳng. Mặc dù, không giống như các loại đau đầu khác, đau đầu do căng thẳng không gây buồn nôn hoặc nôn, nhưng người bệnh có thể cảm thấy nhạy cảm hơn với tiếng ồn hoặc ánh sáng.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng của người bệnh. Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán chứng đau đầu do căng thẳng và có thể khó phân biệt chúng với chứng đau nửa đầu.

Điều trị

Nếu tình trạng đau đầu do căng thẳng thường xuyên và kéo dài, trở thành đau mạn tính, thì bác sĩ có thể điều trị phòng ngừa cho bạn bằng thuốc chống trầm cảm gọi là amitriptyline, liệu pháp xoa bóp và thư giãn. Nếu đau đầu do căng thẳng xảy ra không thường xuyên và là tình trạng cấp tính thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm.

 

Chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường bắt đầu ở một bên đầu. Chúng cũng có thể di chuyển từ phía sau đầu ra phía trước, phía sau mắt. Chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu như một cơn đau âm ỉ rồi phát triển thành cơn đau nhói. Một số người cảm thấy đau hoặc áp lực ở thái dương. Một cơn đau nửa đầu có thể có 4 giai đoạn và được phân biệt bằng những thay đổi trong triệu chứng:

  • Prodrome: Giai đoạn này người bệnh có sự nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đau cổ và buồn nôn.
  • Aura: Aura là một tập hợp các triệu chứng xảy ra trước hoặc trong khi diễn ra cơn đau nửa đầu. Aura có thể gây rối loạn thị lực, rối loạn cảm giác hay rối loạn ngôn ngữ, gây ra cảm giác kim châm. Auras ảnh hưởng đến một phần ba số người bị chứng đau nửa đầu.
  • Nhức đầu: Chứng đau nửa đầu gây ra cơn đau tồi tệ hơn khi cử động. Bạn cũng có thể buồn nôn, nôn và nhạy cảm với âm thanh, mùi, ánh sáng hoặc kết hợp cả hai.
  • Postdrome: Giai đoạn cuối của cơn đau nửa đầu có thể bao gồm mệt mỏi, khó tập trung, suy nhược và chóng mặt.

Chẩn đoán

Không có xét nghiệm để chẩn đoán chứng đau nửa đầu. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả chi tiết về cường độ và tần suất của chứng đau nửa đầu và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống hàng ngày. Việc bạn ghi lại các triệu chứng và bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng có thể giúp bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất. Trong khi đó, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể loại trừ các nguyên nhân gây đau đầu khác.

Điều trị

Khi một người đang trải qua cơn đau nửa đầu, các phương pháp điều trị sau đây có thể giúp ích:

  • Giấc ngủ: Điều này có thể chấm dứt một giai đoạn nhẹ.
  • Thuốc giảm đau và thuốc chống nôn
  • Triptan: Bao gồm naratriptan, zolmitriptan, rizatriptan và sumatriptan. Tuy nhiên, mọi người không nên sử dụng triptan nếu họ có hoặc có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim.

Ngoài ra, tiêm Botox có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu. Bác sỹ có thể tiêm Botox quanh đầu, cổ và vai để ngăn chặn sự co cơ. Các loại thuốc sau đây có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline, nortriptyline hoặc dosulepin
  • Propranolol, thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống co giật

 

Đau đầu Cervicogenic

Đau đầu Cervicogenic là chứng đau đầu một bên nhưng bắt đầu ở cổ và lan từ sau đầu ra trước. Tình trạng này xảy ra có thể là do rối loạn cột sống cổ, chấn thương ở cổ hoặc viêm khớp cột sống trên. Các triệu chứng của đau đầu Cervicogenic có thể bao gồm:

  • Đau ở một bên đầu, có thể ở thái dương
  • Cổ cứng
  • Buồn nôn
  • Mờ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
  • Hạn chế vận động cổ
  • Cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn với một số chuyển động nhất định của cổ

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán chứng đau đầu Cervicogenic sau khi xem xét bệnh sử và các triệu chứng của người đó.

Điều trị

Điều trị Đau đầu Cervicogenic bao gồm:

  • Thuốc, bao gồm cả thuốc điều trị thần kinh
  • Bài tập
  • Vật lý trị liệu

 

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA) gây viêm mạch máu. Điều này dẫn đến cơn đau dữ dội, nóng rát và đau theo nhịp đập. Cơn đau có xu hướng xảy ra ở thái dương, mặc dù nó có thể lan ra khắp đầu. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • S9au ở da đầu hoặc thái dương
  • Đau hàm khi nhai
  • Sốt
  • Thèm ăn
  • Giảm cân

Viêm động mạch tế bào khổng lồ GCA cũng có thể gây mờ mắt, nhìn đôi hoặc mất thị lực nếu nó ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho mắt. Tuy nhiên biến chứng này hiếm khi xảy ra. Để ngăn chặn điều này, điều quan trọng là phải được chẩn đoán nhanh chóng và điều trị ngay lập tức. Các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra viêm động mạch tế bào khổng lồ GCA.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu và sinh thiết để xác định chẩn đoán. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu điều trị ngay lập tức.

Điều trị

Một lượng lớn steroid, chẳng hạn như prednisone có thể giúp điều trị viêm động mạch tế bào khổng lồ GCA. Điều trị này sẽ tiếp tục trong 1 tháng cho đến khi các triệu chứng biến mất. Sau đó, bác sĩ sẽ giảm dần liều lượng. Nhìn chung, việc điều trị có xu hướng kéo dài khoảng 1 năm để ngăn ngừa tái phát.

Tác dụng phụ của steroid có thể bao gồm:

  • Tăng cân
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Yếu cơ
  • Loãng xương
  • Lượng đường trong máu tăng cao

Bổ sung vitamin D và canxi có thể giúp ngăn ngừa mất xương. Tocilizumab là một phương pháp điều trị khác cho viêm động mạch tế bào khổng lồ GCA và bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp này cho bạn dưới dạng một loạt các mũi tiêm. Nếu viêm động mạch tế bào khổng lồ GCA gây mất thị lực thì sẽ không thể hồi phục.

 

Chấn thương sọ não nhẹ

Chấn thương sọ não nhẹ (TBI) là do tác động vào đầu. Khoảng 85% các cơn đau đầu do chấn thương sọ não nhẹ TBI là đau đầu do căng thẳng. Một người có thể cảm thấy cơn đau này ở bất cứ đâu trong đầu, kể cả thái dương.

Chẩn đoán

Sau khi bị chấn thương sọ não nhẹ TBI nhẹ, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp quét MRI hoặc CAT để phát hiện bất kỳ cục máu đông hoặc vết bầm tím nào trong não. Nếu các vấn đề về trí nhớ, chóng mặt, rối loạn thị giác hoặc đau đầu dai dẳng xảy ra, bạn có thể cần gặp bác sĩ thần kinh.

Điều trị

Sau chấn thương sọ não nhẹ TBI, điều quan trọng là bạn phải tuân theo hướng dẫn bác sĩ như:

  • Nghỉ ngơi
  • Tập luyện
  • Thư giãn
  • Giảm lượng caffeine

Vật lý trị liệu cũng có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng do chấn thương sọ não nhẹ.

 

Phình động mạch não

Chứng phình động mạch não là một vùng yếu phồng lên trên thành động mạch trong não. Khi nó vỡ ra sẽ gây ra cơn đau đầu đột ngột và dữ dội. Chứng phình động mạch có thể gặp ở bất kỳ động mạch nào trong não.

Các triệu chứng của chứng phình động mạch não bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau mắt
  • Cổ cứng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội, nếu chứng phình động mạch bị vỡ

Chẩn đoán

Các bác sĩ sử dụng các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán chứng phình động mạch:

  • Chụp động mạch não: phát hiện hình ảnh của các mạch máu trong não.
  • CT scan: để thấy một hình ảnh chi tiết hơn giúp phát hiện những bất thường.
  • MRI: phát hiện thấy những thay đổi nhỏ trong mô não.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ: sử dụng thuốc nhuộm tiêm tĩnh mạch để làm cho các mạch máu rõ hơn khi quét.

Điều trị

Phương pháp điều trị chính cho chứng phình động mạch là phẫu thuật, trong đó có hai loại:

  • Phẫu thuật mở sọ, bao gồm sử dụng kẹp kim loại để ngăn máu chảy vào phình động mạch
  • Cuộn dây nội mạch, bao gồm việc chèn các cuộn dây mềm qua ống thông để ngăn chứng phình động mạch bị vỡ

 

U não

Một khối u não là một khối tế bào bất thường trong não. Các triệu chứng u não có thể bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Lú lẫn
  • Co giật
  • Bại liệt

Chẩn đoán

Để chẩn đoán khối u não, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều hình thức chẩn đoán hình ảnh, bao gồm chụp CT, PET và MRI. Để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật nhiều rủi ro.

Điều trị

Các bác sĩ thường điều trị các khối u não bằng:

  • Phẫu thuật: loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt mà không làm tổn thương mô não xung quanh.
  • Tia xạ: thu nhỏ khối u bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Hóa trị: làm hỏng các tế bào ung thư.

 

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn cần đi khám nếu

  • Cơn đau thái dương tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng hoặc không dừng lại
  • Cơn đau ảnh hưởng vào cuộc sống hàng ngày
  • Cơn đau đi kèm với các triệu chứng như nhầm lẫn, chóng mặt, sốt hoặc nôn mửa
  • Cơn đau xảy ra do chấn thương đầu

Dưới đây là một số tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức:

  • Một cơn đau đầu đột ngột, dữ dội
  • Đau đầu kèm theo giảm thị lực, mất ý thức hoặc nôn mửa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top