Vì sao phụ nữ mắc rối loạn tiền đình cao hơn nam giới?

Phụ nữ sau sinh phải chịu nhiều áp lực từ con cái, gia đình cùng với những thay đổi về nội tiết, ngủ ít vì vậy gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, rối loạn tiền đình là một trong những bệnh mà chị em thường mắc phải sau sinh.

Những biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình đó là: chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn... Bệnh tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng chị em phái nữ nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên có vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… gây khó chịu, mệt mỏi. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

 

Các triệu chứng người bị rối loạn tiền đình thường gặp:

● Chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất thăng bằng,… gây khó chịu đến sinh hoạt, ảnh hưởng tới công việc.

● Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày rồi phục hồi nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh khó chịu, bệnh để lâu ngày dễ tiến triển mạn tính, khiến người bệnh trầm cảm, suy yếu mệt mỏi.

● Quay cuồng, lảo đảo.

● Buồn nôn hoặc nôn.

● Cơ thể bị mất cân bằng và mất phương hướng, đứng không vững và đi lại loạng choạng

● Tầm nhìn bị xáo trộn, hay nhạy cảm với ánh sáng , khó nhìn tập trung vào một điểm, có ảo giác.

● Thính lực suy giảm, có cảm giác ù tai.

● Khó tập trung, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần.

● Thay đổi tâm lý: mất tự chủ, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.

● Triệu chứng chóng mặt làm tăng nguy cơ té ngã khi đang di chuyển trên đường hoặc gây tai nạn khi lái xe.

Bệnh rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể xuất hiện trong vài ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người bị bệnh. Nếu để lâu ngày có thể gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, bệnh nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp… 

 

Phải làm sao khi mắc chứng rối loạn tiền đình?

Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh, chị em cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng, thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy, thường xuyên tập thể dục thể thao…

Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế nhiều. Nhiều bài tập chuyên biệt sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập sẽ thường bắt đầu với tốc độ chậm, xoay chuyển ít, sau đó nhanh dần và độ xoay chuyển ngày càng rộng hơn.

Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch, huyết áp thấp. Nguy hiểm hơn rối loạn tiền đình nặng có thể khiến người bệnh bị đột quỵ. Do đó khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Điều trị tích cực để loại bỏ nguyên nhân gây hội chứng tiền đình là biện pháp tốt nhất. Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa. Phụ nữ độ tuổi này cũng cần sử dụng các loại thuốc hoạt huyết dưỡng não để có giấc ngủ sâu, thoát khỏi stress, trao đổi chất của cơ thể linh hoạt để giảm thiểu tối đa khả năng mắc các bệnh về thần kinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top