Hệ tiết niệu bao gồm 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên của cơ thể và loại bỏ chất lỏng, chất điện giải và chất thải dư thừa theo niệu quản, vào bàng quang và qua niệu đạo ra ngoài.
Nhiễm trùng đường niệu hay viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu. Căn cứ vào vị trí viêm nhiễm, bệnh được chia thành hai nhóm chính:
Trong phần lớn các trường hợp, bệnh chủ yếu diễn ra ở niệu đạo và bàng quang. Sau đó có thể lan đến niệu quản và thận nếu không được điều trị.
Một người bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện chung sau:
Triệu chứng viêm đường tiết niệu còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe người bệnh và vị trí nhiễm trùng như:
Bản chất của nước tiểu thường là vô trùng, nghĩa là không có chứa bất kỳ loại vi khuẩn hay nấm nào.
Tuy nhiên có một số loại vi khuẩn đặc biệt vẫn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường nước tiểu. Chúng bám và xâm thực tại niêm mạc của bàng quang, sinh sôi và phát triển trong đó. E.coli là vi khuẩn gây ra đại đa số các trường hợp viêm đường tiết niệu. Ngoài ra còn một số loại vi khuẩn khác bao gồm vi khuẩn Chlamydia, Klebsiella, Proteus, Enterobacter, Enterococcus, Staphylococcus saprophyticus, lậu cầu….
Các chuyên gia đánh giá cao việc trị tận gốc viêm đường niệu ngay từ giai đoạn đầu. Bởi nếu kéo dài, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Thông thường, vi khuẩn xâm nhập ngược dòng tấn công niệu đạo và bàng quang trước ( đường tiết niệu dưới). Nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, chúng sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên bao gồm niệu quản và thận. Khi này, việc điều trị viêm đường tiết niệu vô cùng khó khăn vì phải giải quyết hàng loạt những biến chứng kèm theo. Trong đó, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết có khả năng trực tiếp gây tử vong.
Ngoài ra, biến chứng viêm đường tiết niệu còn có thể được kể đến như:
Vị vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu viêm đường niệu nào, hãy cố gắng đi thăm khám càng sớm càng tốt. Thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể giúp bạn sớm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình để điều trị kịp thời.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xét nghiệm lâm sàng để đưa ra chẩn đoán bước đầu. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thì chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
Việc xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra số lượng tế bào bạch cầu xuất hiện trong một đơn vị nước tiểu. Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật lấy mẫu nước tiểu để xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ độ xây dựng phác đồ điều trị viêm đường niệu hiệu quả và phù hợp nhất. Đồng thời ngăn chặn rủi ro kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nếu:
Đại đa số các trường hợp viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra nên dùng thuốc kháng sinh là giải pháp thông dụng và hiệu quả nhất. Thông thường bệnh có thể khỏi từ 3-5 ngày điều trị. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh phức tạp, việc chữa trị có thể kéo dài từ 7-14 ngày hoặc lâu hơn.
Nếu bị viêm đường niệu dưới, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng uống. Ngược lại nếu nhiễm trùng xảy ra ở thận hoặc niệu quản, người bệnh cần đến kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Trong một số trường hợp viêm đường niệu tái phát nhiều lần chuyển sang mãn tính, người bệnh cần phải tham vấn bác sĩ về một liệu trình phù hợp hơn như uống thuốc kháng sinh liều thấp trong thời gian dài, dùng kháng sinh sau quan hệ tình dục nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan hoặc dùng kháng sinh từ 1-2 ngày khi xuất hiện triệu chứng bệnh.
Lưu ý: để phòng ngừa nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn, người bệnh thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc về sử dụng nếu không có chỉ định. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ đúng mọi hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc khi đã hết các triệu chứng bệnh. Bởi các dấu hiệu viêm đường tiết niệu có thể biến mất trước khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Việc thay đổi một vài thói quen trong sinh hoạt có thể giảm thiểu nguy cơ phát sinh viêm đường niệu:
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh để lâu hoặc tái phát nhiều lần. Do đó, nếu ngờ đường niệu có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh