Sỏi mật là các khối rắn, kết tụ từ cholesterol, muối mật, calci và các chất sắc tố trong dịch mật. Sỏi mật hình thành khi cholesterol lắng lại do nồng độ acid trong dịch mật thấp. Sỏi mật có thể mịn hoặc thô ráp, có đường kính từ 5 - 25mm.
Thông thường, sỏi mật được tích lũy qua nhiều năm với tốc độ phát triển khoảng 2mm/năm. Chúng thường ít/không gây ra triệu chứng đặc biệt, khiến bạn khó nhận ra mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng (nếu có) có thể bao gồm đầy bụng, ợ hơi, đau vùng bụng trên bên phải, khó tiêu, buồn nôn sau khi ăn.
Sỏi mật nếu gây tắc ống mật có thể dẫn đến viêm túi mật, viêm gan, viêm tuyến tụy…
Dị ứng thức ăn: Dị ứng trứng, sữa, các thực phẩm từ sữa… có thể là một trong các yếu tố gây nên sỏi mật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60% bệnh nhân Celiac (dị ứng với gluten) cũng bị bệnh túi mật, gan hoặc tuyến tụy.
Theo đó, khi ăn, các tế bào ruột non có thể phát hiện ra chất béo và protein trong thực phẩm. Khi đó, cơ thể sẽ giải phòng hormone cholecystokinin giúp kích thích tuyến tụy và túi mật tiết ra enzyme và dịch mật để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
Tuy nhiên, ở những người dị ứng thức ăn, các tế bào ruột sẽ sản sinh ít hormone cholecystokinin. Điều này khiến túi mật không thể giải phóng dịch mật, khiến dòng mật bị ứ, tăng cao nguy cơ sỏi mật.
Chế độ ăn kiêng giảm cân không lành mạnh: Nhiều người đã phát triển sỏi mật sau một thời gian ăn kiêng theo chế độ ăn kiêng siêu tốc (hiệu ứng yo-yo). Nguyên nhân có thể do cân nặng của bạn tăng/giảm bất thường, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hoạt động của túi mật.
Tác dụng phụ của thuốc: Những loại thuốc làm giảm cholesterol trong máu có thể gây ra tác dụng phụ khiến gia tăng lượng cholesterol trong dịch mật, dẫn đến việc hình thành sỏi mật. Ngoài ra, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, thuốc điều hòa hormone (progesterone và estrogen) cũng có nguy cơ cao mắc sỏi mật.
Hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate, đường tinh luyện… cũng như các loại đồ ngọt có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi mật do các thực phẩm này có liên quan chặt chẽ tới các bệnh túi mật.
Theo nhiều nhà khoa học, bổ sung vừa phải một số loại chất béo không bão hòa đơn trong mù tạt, dầu hạt cải, dầu olive và các loại quả hạch… có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
Thêm vào đó, ăn nhiều các thực phẩm có hàm lượng chất xơ, vitamin C, magne… cũng có thể có lợi cho sức khỏe túi mật.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh