Kết quả là bạn sẽ bị phù ở tay, ngón tay, mặt và bụng. Cuối cùng cẳng chân cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Trọng lực sẽ kéo lượng nước đó xuống dưới, và chúng sẽ có ở chân, mắt cá nhân và bắp chân.
Nếu bạn nhận thấy mìng bị sưng phù, tác nhân có thể là chế độ ăn mặn. Tuy nhiên một số thói quen tinh vi hơn cũng có thể là nguyên do. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số lý do và cách khắc phục.
Bạn càng ăn ngoài nhiều thay vì nấu cơm ở nhà thì càng có nguy cơ bị phù. Trung bình các bữa ăn nhà hàng chứa khoảng 2.300 mg muối, bằng với lượng muối khuyến nghị ăn trong một ngày của FDA – khoảng một thìa cà phê muối.
Bởi vì cơ thể con người là một thể là một thể thống nhất, bạn có uống rất nhiều nước hoặc uống những chất lợi tiểu như cà phê hoặc trà cũng không làm chứng phù biến mất. Bạn phải đợi đến khi triệu chứng hết đi. Thận cần 24 đến 48 tiếng để xử lý bữa ăn mặn và phụ thuộc lượng muối bạn hấp thu.
Trung bình người Mỹ hấp thụ 3.400 mg muối một ngày, hơn 75% lượng muối từ khẩu phần đến từ thức ăn chế biến sẵn. Vậy nên trong trường hợp bạn không cho thêm muối vào thức ăn thì muối có khả năng cũng đến từ những thức ăn chế biến sẵn mà bạn ăn hàng ngày, bao gồm thực phẩm có vẻ lành mạnh chẳng hạn nước sốt salad hoặc súp đóng hộp.
Để ngăn ngừa ăn quá nhiều muối, hãy bắt đầu việc tự làm nước sốt salad và súp để kiểm soát lượng muối. Bạn cũng có thể chú ý đến nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm đóng gói để loại trừ những loại có 650mg muối hoặc hơn ra khỏi khẩu phần.
Tính chất công việc càng tĩnh thì càng nhiều chất lỏng dồn vào chân. Những người làm bàn giấy nên đặt ra báo thức cho khung thời gian giãn cơ và đi bộ vài vòng cứ mỗi một hoặc hai tiếng để cải thiện máu lưu thông. Và nên nhớ nghỉ ngơi thường xuyên nếu bạn hay phải đi công tác bằng ô tô.
Nếu một ngày đi làm không cho phép bạn vận động giữa giờ nhiều, đó cũng là tác nhân gây tích mỡ vùng dưới cơ thể.
Có thể thử tất chân có tác dụng nén để giúp hệ tuần hoàn đưa máu trở lại cơ thể. Một cách khác dễ hơn là thỉnh thoảng nâng chân lên dù chỉ một chút, chẳng hạn đặt một chiếc ghế nhỏ dưới gầm bàn làm việc, thỉnh thoảng gác chân lên.
Bên cạnh việc bạn bị ‘nhồi’ vào một không gian hẹp và không thể di chuyển nhiều, thay đổi áp suất cabin có thể để nhiều chất lỏng từ động mạch và tĩnh mạch vào mô. Nếu có thể thì hãy di chuyển giữa các lối đi lại. Tim sẽ bơm máu nhanh hơn và các mạch máu và cơ chân sẽ khó co lại hơn.
Sưng phù có thể là một triệu chứng của những bệnh nghiêm trọng hơn tạo huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây gọi là sự hình thành cục máu ở một trong những tĩnh mạch sâu của cơ thể. Nếu khối máu vỡ ra nó có thể chặn máu chảy về phổi, gây ra huyết tắc phổi tiềm tàng có thể gây tử vong. Thông thường vấn đề này gây ra sưng chân không đối xứng nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ngồi quá nhiều, gần đây mới được phẫu thuật, hút thuốc và một số loại thuốc như thuốc tránh thai, đều có thể khiến bạn có nguy cơ có cục máu đông.
Một trong như vấn đề sức khỏe gây ra phù chân là bệnh tim. Khi cơ chế bơm máu của tim không hoạt động hết 100%, nó khiến chất dịch tụ lại ở chân. Những người có vấn đề về hệ tuần hoàn thì tĩnh mạch không co giãn như bình thường, chúng không bơm máu về tim đủ nhanh.
Nếu bạn nghi ngờ mình có một trong số những vấn đề trên, gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh