Những biểu hiện khi nhiễm giun kim

Đặc biệt, trẻ em gái nhiễm giun kim thường hay bị đái dầm….

Giun kim sống và gây bệnh thế nào?

Giun kim là một loại giun tròn nhỏ, dài khoảng cây kim khâu, sống ký sinh chủ yếu ở đường tiêu hóa.

Giun kim trưởng thành gặp chủ yếu ở ruột non sau đó chúng xuống ruột già. Trong ruột, giun kim giao phối với nhau, sau đó giun đực chết, còn giun kim cái sẽ đẻ từ 4 – 200 ngàn trứng đã thụ tinh, sau đẻ, nó cũng sẽ chết.

Giun kim cái thường ra rìa hậu môn để đẻ trứng. Vì vậy, mỗi lần đẻ trứng nó sẽ kích thích niêm mạc hậu môn gây ngứa, sưng tấy làm trẻ khó chịu. Vài giờ sau khi đẻ, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì trứng sẽ nở thành ấu trùng tại các nếp nhăn của hậu môn. Do đó, người có giun kim rất dễ bị tái nhiễm lại, nhất là trẻ nhỏ do chúng dùng tay gãi hậu môn rồi cầm bát, đũa, dụng cụ ăn uống hoặc mút tay. Sau khi vào ruột ấu trùng giun kim sẽ phát triển và chu kỳ nhiễm giun kim mới lại bắt đầu.

 

Những biểu hiện khi nhiễm giun kim?

Giun kim là một bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột mạn tính. Tuy không nguy hiểm tính mạng, nhưng cũng gây rối loạn tiêu hóa làm trẻ kém ăn, suy dinh dưỡng và nhiều hệ lụy khác như (1) Ngứa hậu môn. Buổi tối khi nhiệt độ trên giường ấm, kích thích giun kim bò ra đẻ trứng gây ngứa và làm trẻ khó ngủ, (2) Rìa hậu môn tấy đỏ, sung huyết, (3) Phân nát lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhày như mũi. Đôi khi trẻ tiêu chảy do kích thích nhu động ruột..

 

Trẻ gái nhiễm giun kim dễ bị đái dầm

Ở trẻ em gái, hậu môn, lỗ tiểu và “cô bé” rất gần nhau. Nếu không lưu ý, phụ huynh khi làm vệ sinh cho con gái thường có thể lau chùi từ dưới lên, sau ra trước, vô tình dây vi khuẩn từ hậu môn lên ra lỗ tiểu và của mình. Hậu quả là trẻ gái dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn ở nam giới.

Đặc biệt ở trẻ gái bị nhiễm giun kim, trong quá trình bò ra hậu môn đẻ trừng chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước lan vào cửa mình, lỗ tiểu hoặc móng tay của trẻ khi gãi ngứa hậu môn và bộ phận sinh dục gây ra nhiễm trùng tiểu. Và nhiễm trùng tiểu là nguyên nhân gây ra kích thích tiểu khiến đứa trẻ bị tiểu láu (tiểu lắc nhắc), tiểu dầm..

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Giun kim là bệnh lây lan đường tiêu hóa. Vệ sinh ăn uống là cách phòng tránh nhiễm giun nói chung và cả giun kim.

Với những trẻ bị ngứa hậu môn, nhất là vào buổi tối, trẻ hay tiểu vặt, tiểu dầm, trẻ hay khóc đêm …cần kiểm tra tìm giun kim ở hậu môn, xét nghiệm phân tìm trứng hay dùng phương pháp Scotch (lấy chất keo collophan để dính trứng giun kim hoặc dùng tăm bông hoặc que thủy tinh để quệt ở các kẽ hậu môn) lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm xác định.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top