Có hai cách hiến tặng:
Người bệnh có thể cần xét nghiệm để biết thận hiến tặng có hợp với mô và nhóm máu của mình không. Nếu càng phù hợp thì nguy cơ cơ thể đào thải thận ghép (thải ghép) càng giảm. Người bệnh cũng sẽ được đánh giá sức khỏe để đảm bảo không có bệnh nặng về tim phổi hay các bệnh khác chẳng hạn ung thư vì hi vọng kéo dài sự sống không cao.
Phẫu thuật ghép thận cần khoảng 3 giờ. Trong khi phẫu thuật, thận hiến tặng sẽ được đặt vào bụng dưới, mạch máu trong thận sẽ nối với động mạch và tĩnh mạch của cơ thể người bệnh, niệu đạo từ thận sẽ nối với bàng quang. Máu có thể chảy về thận mới, và thận sẽ bắt đầu lọc và loại bỏ chất thải để cho ra nước tiểu.
Thận mới thường bắt đầu hoạt động ngay khi ghép. Phần lớn trường hợp, thận bị bệnh hoặc tổn hại sẽ không phải cắt bỏ trừ khi người bệnh bị nhiễm trùng nặng như viêm bể thận, ung thư thận, hội chứng thận hư hoặc thận đa nang cực lớn.
Người bệnh sẽ phải ở lại viện vài ngày sau khi nhận thận ghép. Trong một số trường hợp, cần thời gian để thận ghép sản xuất nước tiểu trong cơ thể bệnh nhân. Người bệnh cần được chẩn đoán và cho thuốc, chẳng hạn thuốc lợi tiểu để thận mới giúp cơ thể tránh thừa nước và muối.
Sau phẫu thuật người bệnh sẽ phải uống thuốc để khống chế hệ miễn dịch. Những thuốc này được sử dụng để giúp cơ thể tránh hiện tượng thải ghép. Người bệnh sẽ cần dùng những thuốc này cho đến hết cuộc đời.
Trong vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh có thể cố gắng đào thải thận ghép. Điều này được gọi là thải ghép cấp tính, xảy ra ít hơn 20 trên 100 người sau ghép tạng. Phần lớn trường hợp, thải ghép cấp tính được chữa bằng thuốc chống thải ghép (chế ngự miễn dịch).
Thải ghép mãn tính (còn được gọi là thất bại cấy ghép) là một quá trình diễn ra dần dần, chức năng thận dần suy giảm. Quá trình này có thể diễn ra nhiều tháng hoặc vài năm sau phẫu thuật. Các chuyên gia không hoàn toàn hiểu nguyên nhân của thải ghép mãn tính. Không có biện pháp điều trị cho hiện tượng này. Phần lớn mọi người quay lại lọc máu hoặc thay thận.
Phẫu thuật ghép thận được hoàn thành khi thận khỏe mạnh (thận hiến tặng) có thể thực hiện những chức năng mà thận bệnh lúc trước không làm được. Ghép thận được áp dụng khi người bệnh có bệnh thận nặng mãn tính (suy thận) mà không thể chữa bằng các phương pháp khác. Người bệnh sẽ không được ghép thận nếu đang có bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh đe dọa tính mạng như ung thư, bệnh tim, phổi nặng.
Nếu bệnh nhân bị suy thận mãn tính và lựa chọn ghép thận, người đó có thể sống lâu hơn người chỉ chạy thận nhân tạo.
Trong quá khứ, ghép thận sử dụng một thận từ người có quan hệ huyết thống gần như cha, mẹ, anh, hay chị thì sẽ thành công nhất. Nhưng với những thuốc chống thải ghép hiện đại, thận từ người không có quan hệ gia đình cũng có thể hoạt động tốt. Ghép tạng từ tạng người sống hoặc tạng người chết đều có thể thành công.
Nguy cơ của ghép thận bao gồm:
Ghép thận có thể là phương pháp chữa trị tốt hơn chạy thận nhân tạo, vì tỉ lệ sống sẽ tăng lên sau ghép thận. Người bệnh cũng sẽ có thể sống một cuộc sống bình thường vì không cần phải chạy thận nhân tạo. Mặc dù ghép thận là một thủ thuật đắt đỏ, nhưng chi phí lại thấp hơn so với chạy thận nhân tạo dài hạn.
Thường mất một quãng thời gian dài chờ đợi để bệnh nhân nhận thận hiến tặng. Và không thể đảm bảo rằng ca ghép thận sẽ thành công. Một ít biến chứng xảy ra cả ở những người có thể trạng phù hợp phẫu thuật và những người không có bệnh lý nghiêm trọng khác (chẳng hạn bệnh động mạch vành hoặc ung thư) sẽ hạn chế tuổi thọ của người bệnh.
Sau khi được ghép thận, người bệnh sẽ dùng thuốc chế ngự hệ miễn dịch để dự phòng cơ thể đào thải thận mới. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc cho đến hết cuộc sống. Vì những thuốc này sẽ làm yếu hệ miễn dịch, người bệnh có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, khản năng cơ thể đào thải thận ngay cả khi dùng thuốc vẫn có thể xảy ra. Nếu xảy ra, người bệnh phải bắt đầu chạy thận nhân tạo và chờ đến khi thay thận nếu có thể.
Thuốc chế ngự miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh khác, chẳng hạn ung thư da và ung thư hạch bạch huyết. Bạn sẽ có nguy cơ cao bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, đục thủy tinh thể và viêm gan.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh