Thế nào là nhiễm trùng đường tiết niệu?

Mỗi bên thận có một ống dẫn gọi là niệu quản, nối thận với bàng quang. Nước tiểu sẽ đi từ thận qua ống niệu quản tới bàng quàng để bài tiết ra ngoài.

Hệ tiết niệu có cơ chế riêng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cho thận bằng cách ngăn không cho nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Nguyên nhân chính của nhiễm trùng đường tiết niệu thường liên quan đến bàng quang.

Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn gây nên.

Tùy theo vị trí đường tiết niệu bị nhiễm trùng, có thể chia thành 3 loại nhiễm trùng đường tiết niệu chính, đó là:

  • Viêm niệu đạo: nhiễm trùng tại niệu quản
  • Viêm bàng quang: nhiễm trùng tại bàng quang
  • Viêm bể thận: nhiễm trùng tại thận

 

Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, nhưng lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ tiểu một vài giọt
  • Đau buốt, xót khi đi tiểu
  • Cảm giác bàng quang vẫn căng sau khi đi tiểu
  • Đau ở phía trên xương mu
  • Tiểu ra máu

 

Nhiễm trùng ở thận rất nguy hiểm

Nếu nhiễm trùng lan đến thận, bạn phải đi gặp bác sỹ ngay lập tức. Người bị nhiễm trùng thận ngoài những triệu chứng kể trên có thể sẽ:

  • Rét run
  • Sốt cao
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng

 

Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước tiểu thường vô khuẩn, tức là không có bất kỳ loại vi khuẩn, nấm hay virus nào trong nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi sinh vật xâm nhập vào niệu quản, hoặc hiếm gặp hơn là từ đường máu. Loại vi sinh vật thường gặp là vi khuẩn đường ruột (như E.Coli), thường lây lan từ hậu môn sang niệu quản

Những loại vi sinh vật khác, như mycoplasma và chlamydia, cũng có thể gây nhiễm trùng niệu đạo ở cả nam giới và phụ nữ. Những loại vi sinh vật này có thể lây truyền qua đường tình dục. Bởi vậy, nếu một trong hai người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bạn tình của họ cũng nên được điều trị để tránh lây nhiễm.

 

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiết niệu 

Phụ nữ: Đặc biệt là những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục, nguyên nhân một phần là bởi ống niệu quản nữ chỉ dài 4cm và vi khuẩn chỉ qua một đoạn đường ngắn để đi từ bên ngoài vào đến bàng quang.

Những người đặt ống thông tiểu: chẳng hạn như những người bệnh nặng hoặc những người không thể tự tiểu tiện được.

Người bị tiểu đường: thay đổi ở hệ miễn dịch có thể làm bệnh nhân tiểu đường nhạy cảm hơn với các tình trạng nhiễm trùng.

Nam giới gặp các vấn đề về tuyến tiền liệt: như phì đại tuyến tiền liệt.

Trẻ nhỏ: đặc biệt là trẻ nhỏ sinh ra với các bất thường bẩm sinh của hệ tiết niệu.

 

Dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, các biện pháp bao gồm:

  • Uống nhiều nước để làm sạch đường tiết niệu
  • Điều trị triệt để các nhiễm trùng vùng âm đạo như nhiễm nẫm hoặc nhiễm Trichomonas.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Đi toilet khi buồn tiểu, tránh nhịn tiểu
  • Lau sạch vùng kín sau khi đi tiểu, đi đại tiện (bao gồm cả đằng trước lẫn đằng sau) và luôn lau, rửa từ bắt đầu từ niệu đạo sang hậu môn.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục

Hãy nhớ: Đi khám bác sỹ nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều trị sớm nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ngăn chặn việc nhiễm trùng lan tới thận. Viêm bàng quang và viêm bể thận là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Bác sỹ có thể xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng vi sinh vật trong đó. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường có đáp ứng tốt khi sử dụng kháng sinh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top