Testosterone là nội tiết tố sinh dục của nam, được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (4%). Ở nam giới trưởng thành, testosterone được phóng thích 4 – 10 mg/ ngày.
Testosterone có vai trò rất quan trọng đối với nam giới như:
Hình thành thể hình nam tính trong giai đoạn biệt hóa sinh dục (ở thời kỳ phôi thai)
Phát triển giới tính thứ phát, chức năng tình dục (ở tuổi dậy thì)
Thúc đẩy trưởng thành chức năng sinh dục sau tuổi dậy thì
Khởi động, duy trì quá trình sinh tinh
Cần thiết cho hoạt động tình dục
Ngoài ra, testosterone cũng ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và chuyển hóa khác của cơ thể như: giúp tổng hợp protein, sản xuất tế bào máu trong tủy xương, tạo xương, chuyển hóa mỡ, đường, chức năng gan và làm tuyến tiền liệt to ra.
Giảm hoạt động tình dục
Lười hoạt động thể lực
Hoạt động hệ thần kinh suy giảm
Thay đổi thói quen, cách cư xử, tâm lý, xúc cảm
Thích sống cô độc
Hay đau nhức, mệt mỏi toàn thân
Giảm khối lượng cơ, giảm sức mạnh cơ
Tăng khối lượng mỡ ở bụng và phần trên cơ thể
Loãng xương, đau lưng
Nguy cơ tim mạch
Rối loạn hệ thống tạo máu
Ảnh hưởng đến da, lông, tóc, móng
Giảm testosterone ảnh hưởng đến chất lượng sống, gây nhiều tác hại lâu dài và tiềm tàng, nhất là nguy cơ tim mạch và loãng xương.
Tuổi tác: Khi lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị suy thoái. Tinh hoàn giảm số lượng tế bào Leydig (là các tế bào nằm trong mô kẽ của tinh hoàn ở nam giới, có nhiệm vụ sản xuất và bài tiết testosterone), tăng xơ và thoái hóa mô tinh hoàn. Giảm tưới máu, thiếu oxy mô, đưa đến giảm tổng hợp testosterone.
Phá vỡ cân bằng điều chỉnh nội tiết tố
Di truyền
Lối sống
Nhiễm độc: nghiện rượu, xơ gan
Sang chấn tinh thần
Dùng thuốc: glucocorticoid,...
Testoserone thường giảm ở nam giới trên 45 tuổi, gây hiện tượng mãn dục nam. Bạn hãy trả lời một số câu hỏi sau đây:
1. Bạn có giảm ham muốn tình dục hay không?
2. Bạn có thấy thiếu sức sống hay không?
3. Bạn có giảm sức mạnh và độ bền của cơ hay không?
4. Bạn có cảm giác giảm chiều cao không?
5. Bạn có thấy giảm hứng thú với cuộc sống hay không?
6. Bạn có buồn bực và cáu gắt hơn bình thường hay không?
7. Khả năng cương của bạn có bị giảm không?
8. Bạn có ghi nhận gần đây giảm khả năng chơi thể thao hay không?
9. Bạn có hay buồn ngủ sau khi ăn tối không?
10. Bạn có ghi nhận giảm khả năng làm việc trong thời gian gần đây hay không?
Nếu bạn trả lời có với câu hỏi số 1 hoặc số 7, hoặc với bất kỳ 3 câu hỏi nào khác, có thể là do nồng độ testosterone của bạn bị giảm. Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và khám thêm.
Xem thêm: Vì sao nam giới cần Testosterone
Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu của testosterone cao là gì?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh