Đối với người bình thường, một vết thương ở phần mềm như bàn chân sẽ bắt đầu có dấu hiệu lành chỉ sau vài ngày hoặc ít nhất 1 tuần. Thế nhưng, ở người tiểu đường thì vết thương bàn chân lại rất lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Vết thương không lành rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí có thể lan rộng và hệ quả tất yếu là phải cắt cụt chân hoặc nặng hơn là gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Vậy vì sao tiểu đường gây hoại tử bàn chân?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người tiểu đường bị hoại tử bàn chân. Trong đó, yếu tố nguy cơ gồm có tổn thương thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại vi.
Tổn thương thần kinh ngoại biên là một trong những biến chứng thương gặp ở khoảng 50-75% bệnh nhân tiểu đường. Thần kinh ngoại biên bị tổn thương khiến cho người bệnh mất cảm giác với nhiệt độ nóng-lạnh, không còn cảm thấy đau khi bị đâm bởi những vật sắc nhọn hay vật nặng đè nén lên. Những tác động này rất dễ gây nên những vết thương, trầy xước, bỏng rộp ra và loét.
Một vấn đề nữa của tổn thương thần kinh làm giảm tiết mồ hôi và gây thay đổi ở da làm giảm tính chất tự vệ của da đối với sự xâm nhập của vi sinh vật từ ngoài vào, da khô nứt nẻ tạo điều kiện nhiễm khuẩn bàn chân. Điều đáng lo ngại nữa là tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên cũng làm giảm tiết mồ hôi, cùng với đó là giảm khả năng tự vệ của da đối với sự xâm nhập của vi khuẩn. Điều này khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Bệnh mạch máu ngoại vi (hay bệnh mạch máu ngoại biên) là tên gọi chung của các bệnh liên quan đến hệ động mạch nằm cách xa tim. Theo các thống kê, có đến 30% bệnh nhân loét bàn chân có liên quan đến bệnh máu ngoại vi.
Ở người tiểu đường, sự thay đổi mạch máu vi tuần hoàn gây nên biểu hiện đặc trưng là tình trạng xơ vữa động mạch. Sự hành thành các mảng xơ vữa và huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, làm tổn thương các động mạch cung cấp máu cho các chi. Điều này khiến cho vết loét lại thêm lâu lành và khó điều trị.
Bệnh tiểu đường gây hoại tử chân gây ra nhiều mức độ tổn thương khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như:
Nếu chẳng may tiểu đường gây biến chứng tại chân, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:
Để phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường, bệnh nhân cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và mỡ máu, đi khám sức khỏe định kì. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như đau khi đi lại, lạnh hai chân, có cảm giác ngứa ở da, đau cách hồi vùng bắp chân hay bàn chân,… thì cần đến cơ sở y tế khám ngay.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị bằng thuốc theo đúng hướng dẫn, việc bổ sung sản phẩm thảo dược được thực hiện bởi nghiên cứu chứng minh lâm sàng là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao.
Xem thêm: Cách chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh