Viêm tuyến giáp phá hủy các tế bào tuyến giáp, giải phóng FT3, FT4, TSH hạ thấp – gây ra hội chứng nhiễm độc giáp. Hấp thu iod và tổng hợp hormon giảm dần do tế bào tuyến giáp bị phá hủy. Thấm nhuận đơn bào và đa nhân trung tính.
Có sự hiện diện của các u hạt với các tế bào epithelioid bao quanh, sự hiện diện của tế bào khổng lồ nhiều nhân. Giai đoạn muộn có thể thấm nhuận mô sợi. Dù tuyến giáp bị phá hủy nhiều trong giai đoạn toàn phát nhưng sau đó cấu trúc nhu mô học lại trở lại bình thường.
Thường gặp ở nữ, tuổi 40-50
Triệu chứng chung
Không có triệu chứng đau vùng cổ cũng không loại trừ chẩn đoán viêm tuyến giáp bán cấp.
Bướu chắc cứng, to đều cả 2 thùy, có thể to không đều, đau khi thăm khám.
Dấu hiệu nhiễm độc giáp
Nhịp tim nhanh, run tay, vã mồ hôi. Các dấu hiệu cường giáp khác có thể gặp (sút cân, mệt,…)
Giai đoạn nhiễm độc giáp có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Hết giai đoạn nhiễm độc giáp là giai đoạn bình giáp, 1/3 đến 2/3 sẽ là giai đoạn suy giáp thoáng qua.
Bệnh đôi khi tự khỏi nên chủ yếu là điều trị triệu chứng.
+ Aspirin (Aspegic): 1 – 3g/ngày
+ Chống viêm nonsteroid: Voltaren 50mg 3lần/ngày hoặc Paracetamol.
+ Đáp ứng tốt với điều trị Prednisolon là một gợi ý chẩn đoán. Một số trường hợp người bệnh có triệu chứng trở lại khi ngừng prednisolon.
Có thể bạn quan tâm: Những lầm tưởng phổ biến về bệnh lý tuyến giáp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh