Nội soi trực tràng là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán phát hiện các bệnh lý đại trực tràng. Vậy khi nào cần nội soi trực tràng, nội soi ở đâu và cần lưu ý những gì trước khi nội soi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể bạn đọc có thể tham khảo.
Nội soi đại tràng là một kỹ thuật chẩn đoán bệnh tương đối an toàn nhằm giúp bác sĩ khảo sát được tình trạng thực tế bên trong lòng đại trực tràng thông qua một ống nội soi mềm có gắn camera. Ống nội soi sẽ cho thấy hình ảnh rõ nét giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở lớp niêm mạc đại trực tràng để chẩn đoán chính xác bệnh lý như: viêm đại tràng, viêm trực tràng, ung thư đại trực tràng…Phương pháp chuẩn đoán bằng nội soi thường được chỉ định cho các trường hợp sau:
Việc chuẩn bị nội soi đại trực tràng là rất quan trọng phải đảm bảo cho lòng ruột thật sạch để bác sĩ không bỏ sót tổn thương hoặc nhầm lẫn khi soi.
Quá trình chuẩn bị như sau:
Ngày hôm trước khi soi: Ăn nhẹ, ít chất xơ
– Đối với bệnh nhân sử dụng Fortran: buổi chiều uống hết 3 gói Fortran pha trong 3 lít nước.
– Đối với bệnh nhân sử dụng Fleet Phospho-Soda: Hòa chai thuốc trong 1 ly nước lớn (300ml) và uống. Trong khoảng thời gian 3 giờ tiếp theo phải uống đủ 3 lít nước (có thể dùng các nước giải khát không màu, không uống sữa).
Từ lúc uống thuốc đến khi soi bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn. Chỉ uống nước đường nếu thấy đói.
Với cách chuẩn bị như trên, bệnh nhân sẽ đi tiêu nhiều lần ra nước trong cho đến khi ruột hoàn toàn sạch. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể dùng được Fortran (vd :bệnh tim mạch, rối loạn nước điện giải, nghi tắc ruột….) bác sĩ sẽ có cách chuẩn bị đặc biệt khác phù hợp.
Trong các trường hợp có cắt polyp, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ về các rối loạn đông máu, các thuốc đang dùng nếu có.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh