✴️ 4 biểu hiện của men gan cao cần lưu ý

Nội dung

1. Men gan cao là bệnh gì?

Gan là một trong các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Gan chịu trách nhiệm giải độc máu, sản xuất protein giúp đông máu, xử lý chất thải tế bào, xử lý chất dinh dưỡng, lưu trữ vitamin và giúp cơ thể bạn tạo ra glucose.

Men gan là các enzyme nằm trong các tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa, giúp tăng tốc một số phản ứng hóa học trong cơ thể. Bất kỳ quá trình nào trong số này bị ảnh hưởng đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Có một số enzym trong gan, bao gồm alanin transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST), phosphatase kiềm (ALP) và gamma-glutamyl transpeptidase (GGT).

Men gan tăng cao được tìm thấy khi xét nghiệm máu. Tình trạng này cảnh báo gan có thể đang bị viêm hoặc tổn thương các tế bào. Kết quả men gan bất thường cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của gan đang gặp vấn đề. Đó có thể là hậu quả của việc lạm dụng rượu bia, bệnh viêm gan virus mãn tính, suy gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Men gan cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt, nhất là khi men gan tăng ít

 

2. Nguyên nhân làm men gan tăng cao

Có nhiều nguyên nhân làm tình trạng men gan tăng cao xảy ra. Đó có thể là do bệnh tật, do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, do di truyền,…Các nguyên nhân thường gây men gan cao bao gồm:

– Viêm gan (viêm hoặc sưng, gan).

– Bệnh gan nhiễm mỡ (sự tích tụ của một số chất béo trong gan).

– Hội chứng chuyển hóa (một tập hợp các yếu tố nguy cơ bệnh tim làm tăng khả năng phát triển bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường).

– Xơ gan (mô gan chứa đầy mô sẹo).

– Lạm dụng ma tuý.

– Uống nhiều rượu bia.

– Tiền sử người nhà mắc bệnh gan.

– Đang thừa cân.

– Bị bệnh tiểu đường.

 

3. Biểu hiện của men gan cao

3.1 Biểu hiện của men gan cao qua màu phân, màu nước tiểu

Men gan cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt, nhất là khi men gan tăng ít. Vì vậy cách chính xác và đơn giản nhất để phát hiện tăng men gan là xét nghiệm máu. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện cho thấy men gan cao cảnh báo sớm chúng ta đã mắc bệnh. Một trong số là màu phân và màu nước tiểu.

Người men gan tăng cao thường phân có màu nhạt, nước tiểu sẫm màu do tắc mật. Tắc mật làm cho bilirubin không đi vào đường tiêu hoá được và thải qua đường nước tiểu nên gây ra hiện tượng này.

 

3.2 Biểu hiện qua màu da

Vàng da là dấu hiệu của bệnh men gan cao điển hình. Tuy nhiên khi bạn nhận ra sự thay đổi về màu da thì bệnh cũng đã ở giai đoạn đáng báo động. Vàng da có thể xảy ra ở lòng mắt mắt, niêm mạc, vàng da tay chân, hoặc vàng da bất thường ở bộ phận nào trên cơ thể.

Nguyên nhân gây vàng da là do dư thừa bilirubin, được hình thành khi hemoglobin (một phần của tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) bị phá vỡ. Bilirubin được gan xử lý sau đó thực hiện quá trình bài tiết vào đường tiêu hóa. Chúng có thể tích tụ trong máu và gây ra vàng da khi có một số loại tổn thương gan, ống dẫn mật bị tắc nghẽn hoặc các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn bình thường (tan máu).

Vàng da là biểu hiện của men gan cao điển hình nhất

 

3.3 Biểu hiện qua hiện tượng mẩn ngứa

Chức năng gan bị suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể hoặc trên da gây ngứa. Nếu bị bệnh gan, cơ thể có thể đang trữ lượng muối mật tích tụ dưới da cao hơn và gây ngứa. Không phải ai có nồng độ muối mật cao đều cảm thấy ngứa, và một số người cảm thấy ngứa mặc dù nồng độ muối mật bình thường.

Ngoài ra, có một giả thuyết cho rằng mức độ cao của histamin có thể gây ra viêm ngứa, thường gặp ở những người bị bệnh gan ứ mật.

Ngoài mẩn ngứa, người bị men gan tăng cao có thể gặp triệu chứng chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau hạ sườn phải âm ỉ…

 

3.4 Biểu hiện của men gan cao qua chỉ số ALT và AST

Do mức độ ALT cao

Trong hầu hết các loại bệnh gan, mức ALT cao hơn AST và tỷ lệ AST/ALT sẽ thấp (nhỏ hơn 1). Tỷ lệ AST/ ALT thường tăng trong viêm gan do rượu, xơ gan và trong một hoặc hai ngày đầu của viêm gan cấp tính hoặc tổn thương do tắc nghẽn ống mật.

Với chấn thương tim hoặc cơ, AST thường cao gấp 3-5 lần so với ALT. Nếu do tổn thương gan, xu hướng AST cao hơn ALT duy trì lâu hơn.

 

Do mức độ AST cao

Aspartate Transaminase (AST) rất cao (hơn 10 lần bình thường) thường là do viêm gan cấp tính, đôi khi do nhiễm virus.
Với viêm gan cấp tính, nồng độ AST thường ở mức cao trong khoảng 1-2 tháng nhưng có thể mất đến 3-6 tháng để trở lại bình thường. Mức độ AST cũng có thể tăng cao rõ rệt (thường hơn 100 lần bình thường) do tiếp xúc với thuốc hoặc các chất khác gây độc cho gan cũng như khi giảm lưu lượng máu (thiếu máu cục bộ) đến gan.

Với viêm gan mãn tính, nồng độ AST không cao, thường thấp hơn 4 lần bình thường. Do đó, xét nghiệm có thể được chỉ định thường xuyên. Sự gia tăng chỉ số AST ở mức vừa phải như vậy cũng có thể gặp ở các bệnh khác về gan, đặc biệt là khi các ống dẫn mật bị tắc nghẽn, hoặc xơ gan, bệnh ung thư gan.
AST cũng có thể tăng sau các cơn đau tim và chấn thương cơ, thường ở mức độ lớn hơn nhiều so với ALT.

Để xác định xem gan của chúng ta có bị tổn thương hay không, một số xét nghiệm máu sẽ được tiến hành

 

4. Các xét nghiệm chẩn đoán men gan tăng cao

Khi gan bị tổn thương, các tế bào sẽ giải phóng enzyme Alanine Transaminase (ALT) và Aspartate Transaminase (AST) cao hơn mức bình thường vào máu. Để xác định xem gan của chúng ta có bị tổn thương hay không, một số xét nghiệm máu sẽ được tiến hành.

Nếu men gan bất thường tăng cao, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ men gan chỉ tăng nhẹ hoặc tăng tạm thời không báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng về gan. Một số xét nghiệm kiểm tra biểu hiện của men gan cao bác sĩ có thể chỉ định bao gồm:

– Kiểm tra thể chất

– Siêu âm

– Chụp cắt lớp vi tính CAT

– Sinh thiết gan

– Xét nghiệm Alanine Transaminase (ALT), Aspartate Transaminase (AST), ALP…

– Xét nghiệm albumin protein chính do gan của bạn tạo ra

– Xét nghiệm bilirubin là một sản phẩm thải ra từ sự phân hủy của các tế bào hồng cầu. Nó thường được xử lý bởi gan. Nó đi qua gan trước khi được thải ra ngoài qua phân.

 

5. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người tăng men gan

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong điều trị men gan tăng. Dưới đây là một vài hướng dẫn mang tính định hướng về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh men gan tăng cao:

– Xây dựng lối sống lành mạnh: Ngừng uống rượu, tập thể dục thường xuyên, không uống thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn…

– Thức ăn nên duy trì thường xuyên: Tỏi, trứng, súp lơ, rau bina, gạo lứt, trái cây, tăng lượng chất xơ…

– Thực phẩm nên tránh: Hạn chế caffeine, thức ăn nhanh, đường, bánh ngọt, đồ chiên, đồ ăn qua chế biến, đồ ăn nhiều chất bảo quản…

– Ăn nhạt: Ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước dư thừa. Hạn chế natri dưới 1.500 miligam mỗi ngày là tốt nhất.

– Kiểm soát lượng cholesterol. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy thăm khám bác sĩ để được điều trị.

– Kiểm soát bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp chúng ta kiểm soát cả hai tình trạng này. Nếu lượng đường trong máu vẫn cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm chúng.

 

Kết luận

Men gan cao có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng tại gan. Những biểu hiện của men gan cao thường không rõ ràng. Cách đơn giản nhất để xác định tình trạng bệnh là kiểm tra thông qua xét nghiệm men gan. Vì vậy, chúng ta hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị thích hợp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top