Viêm loét dạ dày xuất hiện khi trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các tổn thương, vết loét. Lớp niêm mạc cuối cùng bảo vệ dạ dày bị bào mòn và làm lộ lớp mô bên dưới ra. Bệnh thường gặp ở người già với số tỷ lệ khoảng 60%. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, dưới nhiều sự tác động thì bệnh loét dạ dày đang dần có xu hướng trẻ hóa.
Triệu chứng viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân khách quan và cũng có những nguyên nhân chủ quan do chính thói quen không tốt của người bệnh.
Loại vi khuẩn siêu nhỏ này có tác động vô cùng lớn tới dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sống tại lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn tiết ra chất độc sẽ làm suy giảm khả năng chống lại acid của niêm mạc. Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày mạn tính đều xuất phát từ nhiễm vi khuẩn HP.
Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ có tác dụng phụ. Các dược tính trong thuốc làm ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Các trạng thái tiêu cực như: Buồn phiền, căng thẳng, tức giận,… khiến mất cân bằng chức năng trong dạ dày. Khi này dịch vị dạ dày tăng tiết gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày và hình thành các vết viêm loét.
Nhiều người có thói quen ăn uống vô tổ chức: bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói đều gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Dạ dày sẽ phải hoạt động quá công suất khi tiêu hóa các đồ uống có cồn, chất kích thích khiến chức năng dần suy yếu.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: Các bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường, do di truyền,…
Cơ thể con người là một bộ máy có sự hoạt động thống nhất. Khi một cơ quan trong đó hoạt động không tốt sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận còn lại. Người bị viêm dạ dày không chỉ đau đớn ở dạ dày mà cả cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. Vậy đâu là các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày cơ bản để bạn có thể phát hiện bệnh sớm?
Triệu chứng loét dạ dày sớm nhất là bạn luôn cảm thấy đau nhói vùng thượng vị, có thể lan ra cả sau lưng. Cơn đau có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào nhưng thường gặp nhất là vào lúc đói. Đối với trường hợp bệnh đã nặng thì ngay cả khi ăn no người bệnh cũng bị cơn đau hành hạ. Mức độ đau sẽ từ âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy vào từng trường hợp.
Viêm dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn nên tích tụ lại trong dạ dày và lên men. Dạ dày cũng sẽ tiết nhiều acid gây dư thừa. Lượng acid dư thừa này cùng khí từ thức ăn lên men sẽ trào ngược lên thực quản gây ra ợ chua, ợ hơi. Acid tăng tiết cũng sẽ dẫn tới nóng rát vùng thượng vị.
Các vết loét ở dạ dày sẽ kích thích vào niêm mạc khiến dạ dày phải co bóp mạnh gây ra hiện tượng nôn ói. Người bệnh sẽ nôn ra lượng thức ăn cũ trong dạ dày chưa được tiêu hóa.
Triệu chứng loét dạ dày này thường gặp ở giai đoạn cuối do các vết sẹo làm hẹp môn vị. Sau khi nôn người bệnh sẽ cảm thấy đỡ khó chịu hơn. Bạn cần quan sát trong bãi nôn có dính lẫn máu hay không vì đây là báo hiệu có biến chứng xuất huyết trong dạ dày.
Đây là các biểu hiện mà các bệnh nhân thường gặp phải. Tình trạng buồn nôn, trào ngược dạ dày làm cho người bệnh khó chịu, đắng miệng không còn vị giác. Thức ăn được tiêu hóa chậm gây ra đầy bụng. Tất cả các dấu hiệu trên là nguyên nhân dẫn tới ăn không ngon miệng, chán ăn.
Dạ dày có vấn đề sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ gây đau đớn, mất nước.
Nhiều người còn chưa biết rằng giảm cân đột ngột không rõ nguyên do cũng là triệu chứng viêm loét dạ dày. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do thức ăn khi đưa vào không được phân hủy, quá trình hoạt động của dạ dày kém nên thức ăn không chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nên cơ thể không thể hấp thụ. Dần dần cân nặng sẽ sụt giảm và cơ thể bị suy nhược do không được nhận đủ dưỡng chất.
Phân của người bệnh sẽ có màu sắc bất thường như: Đen hoặc có lẫn máu. Tình trạng này có thể là do biến chứng xuất huyết ở trong dạ dày. Nếu mắc phải triệu chứng này bạn cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách kịp thời. Nếu để xuất huyết tiêu hóa kéo dài có thể gây mất máu, nhiễm trùng và dẫn tới tử vong.
Người bệnh có thể sờ thấy các bọc u cứng, ấn vào thấy đau ở trong ổ dạ dày. Bụng của bệnh nhân cũng sẽ to bất thường do xuất hiện khối u. Khi thấy dấu hiệu này có nghĩa là tình trạng viêm loét đang ở giai đoạn nặng. Các khối u có thể là u lành hoặc u ác báo hiệu đã chuyển sang ung thư. Bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay để các bác sĩ có phương án điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Khi phát hiện các triệu chứng, dù là nhẹ hay nặng thì chúng ta không nên chủ quan. Bệnh càng được phát hiện, điều trị sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao và ngược lại.
Bệnh viêm loét dạ dày có thể được điều trị tốt bằng nhiều phương pháp. Điều trị càng sớm thì sẽ hạn chế được các biến chứng và rủi ro. Trước khi điều trị bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh để tư vấn các cách điều trị phù hợp.
– Dừng ngay các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để ổn định lại lượng enzym.
– Kê đơn thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP và các thuốc nâng cao khả năng bảo vệ niêm mạc.
– Thực hiện ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích và thức ăn gây kích thích dạ dày.
– Tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
– Tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng.
– Đối với các trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng thì có thể can thiệp bằng phẫu thuật.
Lưu ý, thông tin điều trị bệnh đưa ra ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự điều trị tại nhà. Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ viêm loét dạ dày cần chủ động thăm khám sớm để được chỉ định điều trị đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể của bản thân.
Như vậy, sau khi hiểu rõ về các triệu chứng loét dạ dày sẽ giúp bạn không chủ quan với bệnh và dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Bệnh càng được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt, cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ càng cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh