Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo dư thừa trong tế bào gan. Theo đó, một người được xác định là bị gan nhiễm mỡ khi chất béo chiếm ít nhất từ 5-10% của gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gây tổn thương gan dẫn đến viêm gan và nhiều bệnh lý về gan nguy hiểm khác.
Gan nhiễm mỡ được xác định dựa trên hàm lượng mỡ thừa tích tụ tại gan, hàm lượng mỡ thừa này sẽ được coi là căn cứ để xác định các mức độ của bệnh. Theo đó, lượng mỡ dư thừa tại gan nhỏ thì sẽ được xét là gan nhiễm mỡ độ một, hàm lượng mỡ thừa nhiều hơn một chút là gan nhiễm mỡ độ 2, độ 3. Và cứ theo đà phát triển, 1 số tế bào gan sẽ bị hủy hoại dần đi và thể trạng không còn là đơn giản.
Cùng với mức độ phát triển của mỡ tại gan sẽ là mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, cũng chính vì vậy mà bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ một sẽ ít nghiêm trọng hơn bệnh mỡ gan mức độ 2, 3 và việc điều trị cũng trở nên khó khăn, tốn kém hơn.
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ do đâu?
Theo các chuyên gia gan mật, nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh gan nhiễm mỡ là béo phì, suy dinh dưỡng thiếu protein, tình trạng giảm cân đột ngột. Các yếu tố tương tác làm tăng mức độ của bệnh gan nhiễm mỡ là: bệnh đái tháo đường, lượng lipid trong máu cao, huyết áp cao.
Ngoài ra, yếu tố di truyền và thuốc, hóa chất như: rượu, thuốc lá, chất kích thích,… cũng gián tiếp dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ
Khi bệnh tiến triển qua một thời gian, chức năng gan bị suy giảm thì ở một số người mắc gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
Ăn uống kém ngon: Đây là một trong những triệu chứng gan nhiễm mỡ thường thấy của bệnh gan nói chung, vì lúc này chức năng chuyển hóa các chất trong cơ thể của gan không tốt. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ngoài việc nghi ngờ mắc bệnh viêm dạ dày hoặc các bệnh đường tiêu hóa khác, người bệnh cũng nên xem xét khả năng đã bị gan nhiễm mỡ.
Buồn nôn, đầy bụng: Nếu đầy bụng khó tiêu buồn nôn mà kèm theo một số triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ khác như: nước tiểu sẫm màu, phân xám hoặc bạc màu, mệt mỏi, suy nhược thì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý về gan.
Đau tức vùng gan: Đây là triệu chứng gan nhiễm mỡ giai đoạn nặng. Đau hạ sườn phải là kết quả của viêm gan hoặc vấn đề gì đó ở gan. Tuy nhiên, triệu chứng này thường không phổ biến lắm ở những giai đoạn đầu, mà khi viêm gan nặng mới xảy ra.
Vàng da: Vàng da là do sự chuyển hóa của gan trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, và nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da.
Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Xét nghiệm gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ độ nhẹ, thường thì chức năng gan sẽ bình thường. Bệnh gan nhiễm mỡ độ trung bình hoặc độ nhẹ, có biểu hiện ALT, AST tăng cao ít, và ít khi tăng cao đột ngột. Thông thường gan nhiễm mỡ do béo phì thì chỉ số ALT cao hơn chỉ số AST, ngược lại gan nhiễm mỡ do rượu thì chỉ số AST cao hơn ALT, huyết thanh bất thường, thì 80% người bệnh men gan trong huyết thanh tăng cao.
Siêu âm gan
Siêu âm gan giúp đánh giá chính xác về mức độ tổn thương gan thông qua hình ảnh. Đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, các nhu mô gan sẽ phát sáng. Dựa vào hình ảnh này có thể biết được gan nhiễm mỡ ít hay nhiều. Trên siêu âm, gan nhiễm mỡ thường chia làm 3 độ:
Gan nhiễm mỡ độ 1: gan tăng âm nhẹ, mức độ hút âm chưa đáng kể, vẫn còn xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan.
Gan nhiễm mỡ độ 2: gia tăng lan tỏa độ hồi âm và hút âm, khả năng xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan bị giảm nhiều.
Gan nhiễm mỡ độ 3: gia tăng rõ rệt độ hồi âm và hút âm, không còn xác định được cơ hoành và đường bờ các tĩnh mạch trong gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ và cách hỗ trợ điều trị
Hiện tại, y học vẫn chưa có cách hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng bệnh việc hỗ trợ điều trị tập trung vào các nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh cần được khám chuyên khoa để được chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cần được thực hiện nghiêm túc, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà không theo kê đơn của bác sĩ, tránh việc dùng thuốc không đúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo các bác sĩ, bỏ rượu, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp, thiết lập chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý là yếu tố nguy cơ với bệnh gan nhiễm mỡ (tiểu đường)… giúp hỗ trợ điều trị có hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ.
Về chế độ ăn uống, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp cho bản thân. Hãy thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, hạn chế calo và ăn thức ăn giàu carbohydrate. Hạn chế các loại thực phẩm như bánh mì, bột yến mạch, gạo, khoai tây, ngô, đường. Uống nhiều nước trái cây. Tăng cường sử dụng những thực phẩm bổ sung có chứa các vi khuẩn tốt cho sức khỏe hoặc nấm men.
Với những trường hợp xơ gan nặng, giải pháp ghép gan có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện. Đây là phẫu thuật loại bỏ những phần gan bị viêm và thay thế vào bằng những tế bào gan khỏe mạnh hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh