“Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?” Dù là một bệnh phổ biến nhưng rất ít người có thể trả lời được câu hỏi này. Đây một loại bệnh lý thường gặp ở những người không có chế độ ăn uống hợp lý. Cùng tìm hiểu để hiểu bệnh rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để phát hiện và có hướng điều trị đúng cách.
1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Bệnh rối loạn đường tiêu hóa là việc hoạt động diễn ra tại đường tiêu hóa không bình thường. Bệnh này xuất hiện từ sự co thắt không đều của các bộ phận ở trong hệ thống tiêu hóa. Đây không phải một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nó làm cho người bệnh bối rối lo lắng và khó khăn hơn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Bệnh rối loạn tiêu hóa nhẹ thì khiến người bệnh thấy khó chịu, không muốn ăn, không ngon miệng. Nếu bệnh trở nặng hơn thì xuất hiện tình trạng đau bụng. Nếu bệnh cứ để kéo dài tình trạng rối loạn tiêu hóa và không kịp thời xử lý và thì người bệnh sẽ gặp nhiều khó chịu trong việc ăn uống. Khi đó nó dẫn tới sức khỏe giảm sút, hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt là trẻ em là những đối tượng khó phát hiện bệnh và gặp nhiều rắc rối khó gỡ hơn.
2. Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiêu hóa
Bệnh rối loạn hệ tiêu hóa là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mỗi thể trạng. Với mỗi người có cơ địa, thể trạng khác nhau nên nguyên nhân mắc bệnh không giống nhau. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến nên biết để phòng tránh và có các phương pháp điều trị phù hợp.
2.1 Rối loạn đường tiêu hóa do bệnh lý
Nguyên nhân từ các bệnh lý liên quan đến hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể. Nó khiến đường tiêu hóa hoạt động không bình thường, bị rối loạn. Các bệnh có thể dẫn tới rối loạn đường tiêu hóa điển hình như: Bệnh dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi thận và một số bệnh liên quan (sỏi bàng quang, sỏi niệu quản),…
Ngoài ra hoạt động của một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn tiêu biểu như: thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình. Khi bị rối loạn tiêu hóa do bệnh lý thì điều trị cần phải điều trị từ căn bệnh gốc. Vì khi điều trị từ gốc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh trở lại khi đó đường tiêu hóa cũng trở lại hoạt động bình thường.
2.2 Nguyên nhân khác gây bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Đa số trường hợp rối loạn đường tiêu hóa đều không phải do bệnh lý mà do cơ chế ăn uống không phù hợp:
– Sử dụng thực phẩm bị ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh là những nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Điển hình các thực phẩm bán ở những quán bán tại vỉa hè, cửa hàng vệ sinh kém. Thực phẩm trong môi trường nhiều nấm khuẩn, vi khuẩn.
– Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều hóa chất, thuốc kích thích là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có các chất phụ gia và màu thực phẩm cũng là thủ phạm gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa.
– Chế độ ăn không hợp lý: Khi bổ sung nhiều hàm lượng béo, đạm, ít rau xanh hoặc ít vitamin, khoáng dần dần sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài các tác nhân trên thì bệnh rối loạn hệ tiêu hóa còn gặp khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn mà không tuân thủ chỉ định liều lượng thuốc. Từ đó làm đường ruột mất cân bằng hệ sinh thái và xuất hiện rối loạn đường tiêu hóa.
3. Các triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa
Để nhận biết rối loạn hệ tiêu hóa thì dựa vào các triệu chứng dễ thấy như người bệnh bị chướng bụng, ăn không ngon, đau bụng từng cơn. Đặc biệt hơn là đi đại tiện không đều, bị táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ. Có thể đi kèm với một số hiện tượng như bị đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…
Đối với nguyên nhân do bệnh lý các triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa như:
– Dạ dày, tá tràng: Thường có hiện tượng đau bụng khi đói hoặc sau khi ăn no. Mỗi lần đau theo chu kỳ kèm theo hiện tượng chướng bụng, buồn nôn
– Viêm ruột thừa: Là các cơn đau đau âm ỉ, phổ biến là ở vị trí vùng hố chậu. Ngoài ra nó còn kèm theo biểu hiện buồn nôn, bí tiểu, đại tiện,…
– Các bệnh sỏi đường tiết niệu: Đau bụng âm ỉ dần dẫn tới quằn quại, buồn nôn, đau xuyên qua lưng.
Chúng ta có thể thấy hệ tiêu hóa bị rối loạn dù do nguyên nhân là gì, có phải do bệnh lý hay không thì bệnh nhân đều sẽ có hiện tượng chướng bụng, buồn nôn, đi vệ sinh bất tiện. Biện pháp điều trị liên hệ trực tiếp đến mức độ và tần suất xuất hiện triệu chứng. Những cách hữu dụng mà đơn giản nhất là hãy lập cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra kết hợp tập luyện khỏe mạnh kèm các sản phẩm chức năng có thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh là có thể phòng tránh rối loạn tiêu hóa một cách tốt nhất.
4. Những sai lầm trong điều trị
Một số sai lầm khi điều trị rối loạn tiêu hóa mà đa số người bệnh mắc phải như:
4.1 Chủ quan với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Việc chủ quan với các triệu chứng là thói quen phổ biến của người Việt. Khi xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình là đau bụng, đi ngoài hoặc táo bón,… đa số thường không đi khám mà lựa chọn sử dụng các mẹo tự chữa đơn thuần.
4.2 Tự phán bệnh và mua thuốc điều trị
Đa số người bệnh đều không hiểu bệnh rối loạn tiêu hóa là gì. Vậy nên khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, táo bón,… thì lại tự phán bệnh rằng mình bị bệnh dạ dày hoặc đại tràng. Sau đó tự ý mua thuốc điều trị.
Đã từng có trường hợp nhập việc cấp cứu vì tự mua thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa. Cũng có nhưng kết quả là làm bệnh nặng hơn nhiều lần.
4.3 Không rõ vai trò của lợi khuẩn
Ít ai biết sau mỗi lần bị rối loạn tiêu hóa, tỉ lệ lợi khuẩn sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng rất nhiều người thường bỏ qua việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Lâu dần sẽ khiến hệ tiêu hóa suy yếu tạo điều kiện cho các bệnh khác liên quan phát.
5. Những điều nên làm khi bị bệnh rối loạn tiêu hóa
Dưới đây là một số mẹo nên làm khi bị rối loạn tiêu hóa:
– Hãy nghi ngờ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa từ tác dụng phụ của thuốc hoặc do chế độ ăn uống đầu tiên. Khi đó chỉ cần thay đổi loại thuốc đang uống bằng cách kiểm tra tác dụng phụ trên hướng dẫn sử dụng. Sau đó chuyển sang loại có ít tác dụng phụ hơn. Đồng thời kết hợp với sự thay đổi chế độ ăn uống
– Những thức ăn có thể gây ra sình bụng: hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho…
– Hạn chế uống nhiều cafe cũng như uống sữa, trà sữa. Cũng như sử dụng các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol. Đặc biệt không thể thiếu việc hạn chế bia rượu.
– Nên tích cực bổ sung nhiều rau, uống nhiều nước đặc biệt đối với những bệnh nhân táo bón.
– Tập thể dục hàng ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe của cơ thể và hệ thống tiêu hóa. Giúp các hoạt động của các cơ quan thuận lợi và nhịp nhàng hơn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh “bệnh rối loạn tiêu hóa là gì“. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc luôn sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ dồi dào năng lượng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh