✴️ Các bệnh túi mật thường gặp

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm phía mặt dưới của gan. Túi mật chứa dịch mật và tiết chúng vào ruột non trong quá trình tiêu hóa. Dịch mật là chất lỏng có màu vàng được tạo ra từ gan. Dịch mật giúp cơ thể phân giải chất béo và thải trừ các chất thải.

Một số bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng – hoạt động của túi mật. Bài viết này sẽ đưa ra các thông tin về sỏi túi mật, viêm túi mật và các bệnh về túi mật khác, bao gồm cách nhận biết và các biện pháp điều trị.

Phân loại

Một vài bệnh có thể gây ảnh hưởng đến túi mật là:

Sỏi túi mật

Sỏi túi mật là dạng bệnh về túi mật thường gặp nhất. Cholesterol và dịch mật kết tụ lại thành sỏi nằm ở bên trong túi mật.

Thường thì sỏi túi mật sẽ không gây ra triệu chứng gì, nhưng sỏi có thể bị kẹt vào trong các đường ống dẫn mật.

Sỏi bị kẹt có thể gây ra cơn đau đột ngột tại bụng, đặc biệt ở vị trí giữa khung sườn và rốn, ngay dưới hạ sườn phải. Cơn đau có thể lan đến phần hông hoặc lên trên bả vai.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cơn đau ở bụng kéo dài nhiều giờ;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn;
  • Sốt, lạnh run;
  • Vàng da, vàng mắt;
  • Phân bạc màu, nước tiểu sậm màu;
  • Ngứa da;
  • Ra mồ hôi nhiều.

Bệnh nhân có thể cảm nhận được những cơn gò do túi mật đang cố gắng đẩy sỏi ra ngoài.

Đi tiêu, nôn ói hoặc trung tiện cũng không làm giảm được cơn đau.

Ăn những loại thực phẩm chứa đau cũng có thể xảy ra mà không rõ nguyên nhân.

Nếu như có cơn đau quặn mật thì nên đến bệnh viện ngay do các biến chứng có thể xảy ra.

Viêm túi mật

Nếu như tình trạng tắc mật do sỏi diễn tiến nặng nề hơn thì túi mật có thể sưng to, dẫn đến viêm túi mật.

Nếu như không được chữa trị thì các biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Viêm túi mật có thể diễn tiến cấp tính hoặc mạn tính.

Viêm túi mật cấp tính

Bệnh nhân sẽ gặp cơn đau chói đột ngột. Cơn đau có thể kéo dài trong 6 -12 giờ hoặc lâu hơn. Các triệu chứng khác có thể gặp:

  • Nôn, buồn nôn;
  • Sốt;
  • Vàng da nhẹ;
  • Bụng sưng to.

Đợt cấp của viêm túi mật có thể kết thúc trong vòng một tuần. Nếu như bệnh vẫn tiến triển thì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Viêm túi mật thường là biến chứng của sỏi túi mật nhưng cũng có thể do nguyên nhân khác gây ra.

Nếu như viêm túi mật không do sỏi gây ra thì nó có thể xuất hiện:

  • Sau một cuộc đại phẫu;
  • Sau một đợt bệnh nặng;
  • Sau một đợt nhiễm trùng hay sau khi hệ miễn dịch bị suy yếu.

Những bệnh nhân bị viêm túi mật do các nguyên nhân trên có thể trở nên rất yếu. Và nếu như tình trạng viêm trở nên trầm trọng, rách hay vỡ túi mật có thể xảy ra.

phân loại

Viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật mạn tính là hậu quả của quá trình viêm kéo dài tại túi mật. Bệnh xuất hiện khi túi mật không bài tiết được dịch mật một cách hiệu quả.

Các nguyên nhân sau có thể góp phần gây ra:

  • Sỏi gây tắc nghẽn đường mật;
  • Nồng độ muối mật và canxi quá cao;
  • Túi mật không tiết xuất dịch mật được hết;
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Các triệu chứng bao gồm các đợt viêm đột ngột và cơn đau phần trên cơ thể. Cơn đau thì sẽ không nặng bằng viêm túi mật cấp, và bệnh nhân thường không bị sốt.

Viêm túi mật thường gây ra một số biến chứng trầm trọng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng túi mật: Nếu như viêm túi mật xảy ra do ứ đọng dịch mật thì túi mật có khả năng bị nhiễm trùng.
  • Hoại tử mô túi mật: Nếu không được điều trị, viêm túi mật có thể làm cho các mô của túi mật bị hoại tử. Các mô hoại tử có thể khiến cho túi mật bị rách hay vỡ.
  • Rách túi mật: Sưng phù hoặc nhiễm trùng có thể khiến túi mật bị rách.

Cả hai dạng của viêm túi mật có thể khiến dẫn đến các biến chứng đe dọa đến mạng sống. Hãy đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng.

Các vấn đề gây ảnh hưởng đến đường dẫn mật

Xơ gan mật tiên phát

Tình trạng này bao gồm sự viêm ở các đường ống dẫn mật trong gan, với việc tạo sẹo tăng dần.

Xơ gan mật tiên phát khởi đầu từ việc viêm gây ra tắc nghẽn đường mật trong gan. Dịch mật bị ứ đọng lại trong các tế bào gan và dẫn đến viêm.

Theo thời gian, viêm tái diễn nhiều lần và dẫn đến tạo sẹo trong gan và gây ra xơ gan, suy gan.

Viêm xơ chai đường mật nguyên phát

Tình trạng này xảy ra khi sự viêm ở đường mật tạo nên các vết sẹo khiến cho chúng bị hẹp và trở nên tắc nghẽn.

Viêm xơ chai đường mật nguyên phát có thể dẫn đến xơ gan. Khi tình trạng này xảy ra thì cơ thể đã không thể tiết xuất ra được muối mật để hấp thu chất béo được nữa.

Viêm xơ chai đường mật nguyên phát cũng tương tự như xơ gan mật tiên phát, chỉ khác biệt ở chỗ là nó gây ảnh hưởng lên cả đường mật trong và ngoài gan. Nguyên nhân vẫn chưa rõ nhưng có khả năng là do hệ miễn dịch tấn công cơ thể.

U đường mật và túi mật

Ung thư đường mật hay túi mật thì rất hiếm gặp. Các yếu tố nguy cơ bao gồm lớn tuổi và mắc phải viêm xơ chai đường mật nguyên phát.

Viêm tụy cấp và u tụy

Viêm tụy cấp có thể xảy ra do:

  • Sỏi mật;
  • Nhiễm một số virus;
  • Enzym tiêu hóa;
  • Thức uống có cồn;
  • Một số loại thuốc.

Các khối u tụy có thể gây tắc nghẽn đường mật.

Các vấn đề khác gây ảnh hưởng đến túi mật

Các tình trạng sau có thể gây nguy hại cho túi mật:

  • Bệnh Crohn và các bệnh tiêu hóa khác: Các bệnh này có thể gây thay đổi cách cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Tiểu đường: Bệnh này có thể làm tăng nguy cơ gây ra sỏi mật.
  • Thừa cân hay béo phì: Các vấn đề này gây áp lực lên cơ thể và làm tăng lượng cholesterol ở trong dịch mật dẫn đến việc kết tụ các sỏi mật.

Tuy nhiên, nếu như muốn giảm cân để đề phòng tình trạng trên thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước do giảm cân quá nhanh cũng có thể gây ra sỏi mật.

Xem tiếp: Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về túi mật

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top