Polyp dạ dày là gì?
Polyp dạ dày là khối các tế bào hình thành trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra bất kì triệu chứng nào trong giai đoạn đầu và người bệnh thường khó phát hiện. Đa số các trường hợp biết mình bị polyp dạ dày là qua khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư.
Polyp dạ dày là khối các tế bào hình thành trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày.
Polyp dạ dày có thể gặp phải ở những đối tượng sau:
- Người 50 tuổi trở lên.
- Những người có tiền sử m ắc bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.
- Mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Thông thường khi mắc polyp dạ dày, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, đi cầu ra máu, ăn không tiêu, xuất huyết nhiều gây thiếu máu…
Cách điều trị polyp dạ dày
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc polyp dạ dày, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
Polyp dạ dày thường là lành tính không cần phải điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp khối u lớn và có khả năng tiến triển thành ung thư thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
- Trường hợp không cần điều trị: Kích thước polyp nhỏ, không phải là u tuyến, không phát triển to lên, có thể mất đi hoặc di chuyển dễ dàng bên trong dạ dày… Trường hợp này người bệnh cần theo dõi khối polyp định kỳ bằng cách kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Điều trị polyp dạ dày bằng phẫu thuật: Được chỉ định trong các trường hợp kích thước polyp lớn.
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện cắt polyp dạ dày bằng phương pháp nội soi. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau, mau liền vết mổ, hạn chế biến chứng sau cắt polyp dạ dày, khả năng phục hồi nhanh…
- Điều trị bằng thuốc kết hợp: Đối với trường hợp mắc polyp dạ dày có sự hiện diện vi khuẩn HP bên trong dạ dày thì cần phải sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa khối polyp tái phát.
Lưu ý sau điều trị polyp dạ dày
Để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe, sau khi điều trị polyp dạ dày, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê…
- Tích cực vận động bằng các môn thể thao phù hợp như đi bộ hoặc yoga. Chú ý nghỉ ngơi thường xuyên, tránh vận động mạnh ảnh hưởng tới vết mổ.
- Cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp