Bệnh đau dạ dày là hiện tượng dạ dày bị ăn mòn và hình thành những vết viêm, loét ở niêm mạc dạ dày. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đau dạ dày làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy chữa bệnh đau dạ dày như thế nào?
– Đau dạ dày do bị viêm dạ dày
Khi người bệnh bị viêm dạ dày, các lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương do tác hại của các acid và pepsin bên trong dạ dày. Đây là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5 cm. Bệnh viêm loét dạ dày thường do vi khuẩn HP gây ra.
– Do những thói quen xấu hàng ngày như: uống rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn uống không khoa học…
– Người bệnh bị đau bụng thường xuyên
Đây là biểu hiện cơ bản đầu tiên của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày và ai bị đau dạ dày cũng có triệu chứng này. Những cơn đau của bệnh này có đặc trưng như khi thì đau dữ dội, khi thì đau âm ỉ dai dẳng, cơn đau như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ của bệnh. Dù là lúc đói hay khi ăn no, người bệnh cũng cảm thấy đau vùng dạ dày, đặc biệt càng đau hơn khi bụng đói. Khi cơ thể vận động mạnh, những cơn đau buốt và nhói nhiều hơn. Những cơn đau dữ dội có thể kéo dài trong vài tiếng sẽ thuyên giảm, song những cơn đau âm ỉ có thể kéo dài cả ngày.
– Ợ hơi, ợ chua
Với những người bị đau dạ dày, chứng ợ chua sẽ xuất hiện hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Ợ chua cũng là biểu hiện đặc trưng của đau dạ dày khi bị viêm loét dạ dày. Tình trạng này do dịch axit tiết ra không đúng lúc, do dạ dày bị tổn thương. Hiện tượng thừa dịch axit sẽ gây ra ợ chua, xuất hiện cảm giác nóng rát ở vùng ngực và họng.
– Chán ăn, buồn nôn
– Chướng bụng và có cảm giác nóng rát trong dạ dày.
Tưởng chừng như bệnh đau dạ dày thường ít nguy hiểm và hầu như không gây biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu bị xuất huyết dạ dày với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu, người bệnh cần cần đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám sớm nhất có thể.
Khi bệnh tiến triển, những vấn đề đáng ngại nhất bao gồm: bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc hang vị dạ dày bị viêm loét. Tình trạng này rất dễ tiến triển thành ung thư dạ dày. Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP và bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và nặng nhất là ung thư dạ dày.
Vì mức độ phổ biến của bệnh, rất nhiều người muốn tìm hiểu cách chữa bệnh đau dạ dày như thế nào. Khi có dấu hiệu đa dạ dày, người bệnh cần đi khám sớm. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị bệnh đau dạ dày tại nhà. Sau khi thăm khám, cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc đặc trị cho tác dụng nhanh, hiệu quả với những cơn đau dạ dày cấp tính. Người bệnh cần lưu ý, việc sử dụng thuốc chữa đau dạ dày lâu dài có thể gây ra những tác dụng phụ và dễ gây hiện tượng nhờn thuốc. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh