Chúc mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5/2022

Nội dung

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là một nhiệm vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, từ Bác sĩ đến những người Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên... phải cùng chung tay góp sức để tạo nên giá trị không chỉ trong khám, điều trị, chăm sóc mà còn là Dịch vụ Y tế đáp ứng nhu cầu sức khỏe của mỗi người.

Luôn song hành với Bác sĩ trên mọi chặng đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đó là Người Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Nữ Hộ sinh... Những người với nụ cười hiền hậu và sự chăm sóc tận tâm, luôn yêu thương, chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình. Điều dưỡng cũng chính là người gắn bó với người bệnh nhiều nhất, đặc biệt trong những lúc nằm viện chính những Điều dưỡng là người đã luôn duy trì tinh thần của Nightingale bên ngọn đèn dầu – thức canh giấc ngủ ngon cho từng người bệnh, và luôn sẵn sàng cho mọi chăm sóc về Y tế và chăm sóc cả tinh thần, cùng người bệnh vượt qua những cơn đau của bệnh và sự mệt mỏi về tinh thần trong quá trình điều trị.

Ngày 12/5 được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành này. Bà là người đầu tiên đặt nền tảng về vệ sinh trong các cơ sở y tế, khẳng định tầm quan trọng của Người điều dưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh.Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của Ngành Điều dưỡng thế giới.

Người ta ví điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, bởi đối tượng mà điều dưỡng tiếp xúc chính là người bệnh. Mỗi con người nói chung, đối với người bệnh nói riêng thì không ai giống ai, từ bệnh tật cho đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử và để gần gũi, hiểu được điều người bệnh muốn, không phải là chuyện dễ. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn Nghề này. Có thể nói, sự đóng góp của Ngành Điều dưỡng vào nền Y tế của nước nhà là không nhỏ, dù chưa được xã hội tôn vinh đúng mức, dù thu nhập chưa cao, dù còn nhiều thách thức nhưng với đặc tính nghề nghiệp của mình, những người Điều dưỡng chúng tôi luôn tự hào là người mang trên mình sứ mệnh vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

Bà Florence Nightingale (12/5/1820 - 1910) sinh ra trong một gia đình giàu có ở Ý và có liên hệ cao cấp trong chính phủ Anh quốc. Do đó mà bà bị cấm không cho đi làm những nghề nghèo hèn như nghề y tá lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, từ nhỏ bà đã có mơ ước được trở thành một người điều dưỡng có thể chăm sóc cho người bệnh. Năm 1847, bà vào học và làm việc tại một bệnh viện ở Đức.

Dù gặp nhiều trở ngại về quan điểm xã hội và gia đình đối với nữ giới khi tham gia học về y tế và làm việc tại bệnh viện. Năm 1851, bà đã đến một bệnh viện ở Đức học tập sau đó trở về London để phụ trách một bệnh viện.

Trong vòng 3 năm làm tình nguyện tại bệnh viện dã chiến của cuộc chiến tranh Crimea ở Thổ Nhĩ Kỳ (1854-1856), Florence đã thay đổi tất cả, đã làm việc không quản khó khăn, thiếu thốn, ngày đêm tận tình chăm sóc điều trị cho thương bệnh binh đóng góp làm giảm tỷ lệ người tử vong do nhiễm trùng và chấn thương trong chiến đấu.

Ngày 12/5/1965, Hội đồng Quốc tế Điều dưỡng đã tổ chức họp và quyết định lấy ngày 12/5 hàng năm, ngày sinh của bà Florence Nightingale làm Ngày Quốc tế Điều dưỡng để tôn vinh, tưởng nhớ công lao và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà bà đã xây dựng.

 

Lo! in that house of misery

A lady with a lamp I see

Pass through the glimmering of gloom

And flit from room to room.

Santa Filomena

(By Henry Wadsworth Longfellow)

---

Kìa! trong giờ phút đớn đau

Tôi thấy Cô đến với cây đèn

Lướt qua những bóng mờ bi đát,

Thấp thoáng từ phòng này sang phòng khác.

 

Florence Nightingale, còn được tưởng nhớ là Người phụ nữ với cây đèn (The Lady with the Lamp). Bà sinh ra trong một gia đình trí thức giàu có, vóc dáng mảnh mai của bà thầm lặng lướt qua những hành lang của bệnh viện, những khuôn mặt bệnh nhân đang đau khổ lộ vẻ biết ơn mỗi khi thấy bóng bà. Khi các bác sĩ đã về nghỉ, khi bóng đêm và sự tĩnh mịch phủ lên các hành lang đầy những bệnh nhân co quắp, bà xuất hiện với cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi tuần các trại bệnh một mình. Florence Nightingale đã cống hiến cả đời cho nghề y và đưa ngành điều dưỡng lên tầm cao mới. Ngày 13/8/1910, bà trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 90. 

return to top