✴️ Chức năng gan là gì? Rối loạn chức năng gan và suy giảm chức năng gan có nguy hiểm không?

Chức năng của gan là gì?

Theo nhiều nhà nghiên cứu, gan thực hiện khoảng 500 chức năng riêng biệt để đảm bảo hoạt đông duy trì sự sống của cơ thể. Dưới đây là những chức năng chính của gan:

Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Chức năng quan trọng đầu tiên của gan là biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất béo, carbohydrate và protein…

– Chuyển hóa carbohydrate: Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, vai trò của gan là giúp ổn định đường huyết. Nếu lượng đường trong máu tăng, gan sẽ đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu quá thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và đẩy đường vào máu.

– Chuyển hóa chất béo:  Các tế bào gan tiết ra dịch mật giúp hấp thu và phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng.

– Chuyển hóa protein: Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Các tế bào gan sẽ “cải tạo” lại các axít amin có trong thực phẩm để cơ thể sử dụng vào sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể.

Chức năng thanh lọc và đào thải độc tố

Gan phát huy vai trò thải độc bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành chất ít độc hại hơn gọi là urê rồi đẩy ngược vào máu. Tiếp đó urê được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Ngoài ra, gan còn tạo ra một số protein quan trọng trong quá trình đông máu với sự trợ giúp của vitamin K. Tạo ra các tế bào máu mới cũng là một trong những chức năng quan trọng của gan.

Gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể

Lưu trữ năng lượng dưới dạng glycogen

Tương tự việc tích lũy và giải phóng đường, gan cũng là cơ quan lưu trữ các vitamin, khoáng chất khác (vitamin B12, a-xít folic, sắt, vitamin A, vitamin D, vitami n K…) và giải phóng, đẩy chúng lại vào máu khi cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể.

Chức năng tổng hợp của gan

– Tổng hợp protein: Tế bào gan chịu trách nhiệm sản xuất gần 50% lượng protein trong cơ thể. Do đó, gan có thể tự tái tạo trở lại nếu bị cắt bỏ một phần.

– Tổng hợp các yếu tố trong quá trình đông máu như fibrinogen, phức hệ protrombin, heparin.

– Tổng hợp hormone angiotensinogen – giúp điều hòa huyết áp.

– Tổng hợp albumin – protein phổ biến nhất trong huyết thanh.

Sản xuất mật

Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 80 – 1000ml mật, được đưa vào ống mật, một phần tá tràng để tiêu hóa và hấp thu chất béo, cholesterol và một số vitamin. Trong mật có muối mật, sắc tố mật, cholesterol, bilirubin, chất điện giải và nước.

Các chức năng khác

– Chuyển hóa các loại thuốc được hấp thu từ đường tiêu hóa thành dạng có tác dụng đối với cơ thể.

– Gan là cơ quan tạo hồng cầu chính của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đến tuần 32 thì tủy xương mới bắt đầu đảm nhận chức năng này.

– Vòng đời của hồng cầu là 120 ngày, sau đo một phần hồng cầu sẽ được gan chuyển hóa thành các sản phẩm đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.

– Gan chứa các tế bào Kupfler (đại thực bào) giúp ngăn chặn, phá hủy các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào gan và ruột.

– Gan giúp duy trì sự cân bằng các hormone trong cơ thể.

 

Rối loạn chức năng gan là gì?

Rối loạn chức năng gan là dấu hiệu khi gan bị tổn thương, không thể thực hiện đúng và đủ các chức năng vốn có của nó. Hàng ngày gan phải thực hiện hơn 500 chức năng như tổng hợp, phân tích, đào thải, chuyển hóa các chất… và hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ để chuyển hoá các chất duy trì sự sống cho cơ thể và thanh lọc chất độc gây hại giúp bảo vệ sức khoẻ.

Khi gan bị tổn thương dẫn đến không thể thực hiện đầy đủ và chính xác những chức năng này do phải làm việc quá sức khi cơ thể nạp quá nhiều năng lượng hoặc chất độc hại. Dần dần sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng gan.

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn chức năng gan

– Ăn uống thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều chất béo, cholesterol, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều chất phụ gia… hay thiếu hụt các thực phẩm có chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn chức năng gan.

– Lối sống không lành mạnh: Một số thói quen xấu như thức khuya, ngủ muộn, làm việc quá sức; uống rượu bia, hút thuốc lá… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.

– Sử dụng thuốc bừa bãi: Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau… trong thời gian dài, không theo đơn của bác sĩ sẽ tạo ra chất độc cho gan.

– Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan.

– Tuổi tác, các bệnh lí đi kèm: Tuổi cao khiến chức năng gan, thận suy giảm; hoặc mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid…

Những triệu chứng thường gặp của rối loạn chức năng gan

– Vàng da: Là triệu chứng điển hình của rối loạn chức năng gan. Da người bệnh thường có màu vàng, lòng trắng của mắt cũng ngả vàng. Nguyên nhân là do nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao, chảy vào các mô ở da và mắt, gan bị tổn thương nên không thể xử lý được.

– Mẩn ngứa: Do gan không thể đào thải hết các chất độc nên gây ứ đọng, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây kích ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa trên da.

– Sỏi mật: Gan là cơ quan tiết ra mật, khi chức năng gan bị rối loạn có thể dẫn đến nguy cơ sỏi mật.

– Lượng đường trong máu không ổn định do gan không chuyển hóa được sẽ làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường tuýp 2.

– Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, hội chứng kích thích ruột…

– Sụt cân, suy kiệt thể lực: Khi chức năng gan bị rối loạn, gan không thể chuyển hoá chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Ngoài các triệu chứng trên, tình trạng rối loạn chức năng gan còn biểu hiện qua một số dấu hieeun như: Men gan tăng cao, tiểu cầu giảm, Albumin trong máu tăng giảm thất thường, NH3 trong máu tăng, khó cầm máu.

 

Phòng ngừa rối loạn chức năng gan như thế nào?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và một lối sống lành mạnh là biện pháp phòng ngừa tình trạng rối loạn chức năng gan hiệu quả:

– Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá

– Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…

– Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, các loại rau có màu xanh đậm để cung cấp các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, làm việc quá sức

– Tăng cường thể dục thể thao để hỗ trợ cho quá trình thải độc của gan

– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh về gan

– Tiêm phòng gan B

 

Suy giảm chức năng gan là gì?

Gan là cơ quan nội tạng của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì sự sống. Khi bộ phận này phải làm việc quá tải, bị virus tấn công…thì nó sẽ không thể hoạt động được bình thường điều đó đồng nghĩa với chức năng gan đang bị suy giảm.

Nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng gan

Uống nhiều bia rượu

Gan chỉ lọc được một phần độc tố có trong rượu, những phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde gây nguy hiểm cho gan. Chinh vì thế, những người uống càng nhiều rượu thì nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, viêm gan ngày càng cao.

Dùng nhiều thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây dài ngày với lượng nhiều sẽ có nguy cơ gây nhiễm độc gan, u gan, ứ mật, xơ gan và vàng da…

Dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc

Thực phẩm chứa nhiều hóa chất, hoạt chất cấm có trong thuốc tăng trọng ngành chăn nuôi như DEHA hoặc chất Tinopal có trong bún, phở… gây nhiều độc hại cho gan. Những chất tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây nhiễm độc gan, viêm gan và suy giảm chức năng gan.

Thói quen sinh hoạt không điều độ

Thói quen ăn đêm, thức khuya, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ… là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm chức năng gan, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ…

Nguyên nhân suy giảm chức năng gan

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan

Các dấu hiệu ngoài da

Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, vàng mắt, màu móng tay, chân bị thay đổi… là dấu hiệu nhận biết phố biến của hội chứng suy giảm chức năng gan.

Rối loạn tiêu hóa

Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải….

Thị giác bị ảnh hưởng

Quầng thâm ở mắt kéo dài và đậm màu thì rất có thể bạn đang bị suy giảm chức năng gan.

Mùi hơi thở

Do gan suy yếu không thể giải độc cho cơ thể nên khiến cho hơi thở của bạn nặng mùi hơn vì các vi khuẩn có điều kiện phát triển trong khi hệ tiêu hóa bị rối loạn.

 

Điều trị suy giảm chức năng gan

Điều trị bằng thuốc

Điều trị suy giảm chức năng gan bằng thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng căn cứ vào kết quả chẩn đoán tình trạng bệnh. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giảm gánh nặng lên gan.

Điều trị bằng phương pháp khác

– Phương pháp xung tần số thấp: Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện từ với tần số thấp giúp tăng độ thẩm thấu và tiếp nhận thuốc vào tế bào, tránh được tác dụng phụ của phương pháp truyền thống. Phương pháp này hoàn toàn ngăn ngừa các được các biến chứng, phục hồi chức năng gan nhanh chóng. Bên cạnh đó phương pháp này cũng khá an toàn, thời gian điều trị ngắn.

– Phương pháp truyền máu Ozone: Phương pháp này không gây đau đớn, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh… Ưu điểm mà phương pháp này mang lại là cải thiện chức năng gan, cung cấp oxy, tăng cường tuần hoàn máu cho gan, giải độc tố và phục hồi những tế bào bị tổn thương.

– Phương pháp tách lọc virus CIL: Đây là công nghệ thực hiện phân ly và tiêu diệt virus viêm gan một cách nhanh chóng, hạn chế khả năng tái phát bệnh. Thêm vào đó, phương pháp này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa xơ gan xơ gan hóa, ung thư gan .

 

Phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Để ngăn ngừa suy giảm chức năng gan điều quan trong nhất là bạn cần hạn chế nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc viêm gan:

– Tiêm đầy đủ vắc-xin phòng ngừa ngừa viêm gan A và B;

– Không hút thuốc lá; uống nhiều bia rượu, tránh uống rượu khi đang dùng acetaminophen;

– Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ hộp, chế biến sẵn, đặc biệt là những đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ;

– Không dùng chung bàn chải đánh răng và dao cạo râu;

– Tập thể dục mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

– Nếu dự định xăm hoặc bấm lỗ, xổ khuyên hãy chọn cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh

– Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su;

– Không dùng chung bơm kim tiêm

– Duy trì cân nặng hợp lí.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top