Đau dạ dày bên nào?
Cách nhận biết bệnh đau dạ dày qua vị trí đau bụng như sau:
Đau vùng thượng vị
Thượng vị là khu vực nằm ngay trên rốn và dưới phần xương ức. Tùy thuộc vào lượng axit dạ dày tiết ra nhiều hay ít và tình trạng bệnh mà tính chất và cường độ đau sẽ khác nhau. Đôi khi các cơn đau xuất hiện âm ỉ, thoáng qua tuy nhiên cũng có lúc nó trở nên đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy bỏng rát, cồn cào. Khi bị đau dạ dày nặng cơn đau có thể lan sangcác vùng khác chẳng hạn như lưng, ngực, 2 bên bụng.
Đau vùng bụng phía trên, bên trái
Không chỉ gây đau ở vùng thượng vị, bệnh đau dạ dày đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở phía trên, bên trái bụng. Bên cạnh đó, để chắc chắn nhận biết được bệnh đau dạ dày qua vị trí đau bụng người bệnh nên dựa thêm vào các triệu chứng khác của bệnh như ợ nóng, ợ chua, nôn và buồn nôn, ăn uống lâu tiêu, đầy bụng… để chuẩn đoán bệnh chính xác bệnh.
Cẩn trọng với các căn bệnh có vị trí đau tương tự
Như đã thông tin ở trên bệnh đau dạ dày đôi khi gây ra các cơn đau ở phía trên, bên trái bụng. Tuy nhiên một số căn bệnh khác ở tụy tạng, thận trái cũng đau ở vị trí tương tự. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ đặc điểm của các căn bệnh này từ đó có thể phân biệt và nhận biết bệnh đau dạ dày qua vị trí đau bụng chính xác hơn, tránh nhầm lẫn với căn bệnh khác.
Ðau tụy tạng (pancreas)
Thường gây cảm giác đau dữ dội và liên tục mấy tiếng, thậm chí cả ngày. Ðau thường là bên trái và đau thấu ra sau lưng. Người bệnh có thể bị ói mửa, ăn không được và bị đau hơn sau khi ăn. Chẩn đoán bệnh bằng thử máu hay chụp hình CT scan hay siêu âm (ultrasound).
Ðau thận trái
Thường là bắt đầu đau từ phía sau lưng trái, lan ra phía trước bụng bên trái. Ðau thận thường rất dữ dội. Người bệnh có thể khụy xuống, không đi được và đau thường kéo dài vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu hay nóng sốt nếu bị đau sạn thận hay nhiễm trùng thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh