Các bệnh lý ở đường tiêu hóa gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên phần lớn mọi người thường bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh gặp khó khăn. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiêu hóa không nên chủ quan:
Đây là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Cơn đau bụng có thể dữ dội hoặc chỉ âm ỉ, đau có thể chỉ quanh vùng bụng hoặc lan ra cả khu vực đối diện sau lưng.
Nếu thấy đau bụng ở vùng bên phải kèm sốt, cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa. Nếu cảm giác đau âm ỉ ở vùng trên rốn kèm ợ chua cần nghĩ tới bệnh dạ dày.
Đau quặn bụng đi ngoài, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho sự tồn tại của các khối u ở vùng bụng.
Nguyên nhân gây chướng bụng, ợ hơi là do lượng hơi tăng lên bất thường trong đường tiêu hóa. Tình trạng này thường liên quan đến sự thiếu hụt lượng men chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn hệ vi khuẩn. Nếu bạn bị dịch trào lên miệng khi ợ chua cần cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là bệnh ung thư dạ dày.
Đa phần những người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa cảm thấy đau bụng theo từng cơn, lúc bị tiêu chảy, lúc bị táo bón. Thời gian đi đại tiện trong ngày cũng không ổn định.
Nếu thấy các dấu hiệu này có nghĩa là hàm lượng vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi trong cơ thể không cân đối, lượng vi khuẩn có hại nhiều hơn và tấn công thành ruột từ đó dễ dàng gây ra các căn bệnh tại đường ruột như: viêm đại tràng, ruột bị kích thích, ung thư đại tràng,…
Buồn nôn và nôn cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của cơ thể khi mắc bệnh ở đường tiêu hoá. Tình trạng nôn mửa sau khi ăn có thể do nhiễm khuẩn, ngộ độc, ăn quá no, dị ứng với đồ ăn hoặc các vấn đề tâm lý như hồi hộp, lo lắng quá mức. Ngoài ra, bị nôn cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như: viêm ruột thừa hay tắc nghẽn đường ruột,…
Tình trạng kém ăn, ăn không cảm giác ngon, nhưng bụng vẫn cảm thấy đầy hơi khó chịu. Lâu dần gây sụt cân.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do stess công việc, làm việc quá sức, dùng thuốc kéo dài hoặc do chứng loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, loạn khuẩn ống tiêu hóa, ung thư đại tràng… Vì vậy, khi chán ăn, khó tiêu mà nghỉ ngơi không hết, bạn cần đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, khi mắc các bệnh ở đường tiêu hoá, người bệnh có thể cảm thấy đắng, hôi miệng, thay đổi cảm xúc, hồi hộp lo lắng bất thường.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh