✴️ Điều trị áp xe gan do sán lá gan lớn

Nội dung

Sán lá gan lớn có hai loài: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Ở Việt Nam, loài fasciola gigantica gây bệnh chủ yếu. Ở người, sán kí sinh trong gan mật. Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng xuống nước nở ra ấu trùng lông và kí sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi bám vào các loại rau mọc dưới nước. Người ăn thực vật hoặc uống nước có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. 

 

XÉT NGHIỆM CẦN LÀM        

Công thức máu: số lượng bạch cầu ái toan tăng cao

Bilan viêm: CRP, máu lắng.

Sinh hóa máu: GOT, GPT, Bilirubin TP, TT

ĐMCB, HIV

ELISA phát hiện kháng thể kháng sán lán gan lớn

Siêu âm ổ bụng

CT scanner ổ bụng (nếu cần)

 

ĐIỀU TRỊ

Không có chỉ định chọc hút hoặc dẫn lưu ổ áp xe.

Triclabendazole viên 250 mg . Liều 10 mg/kg. Liều duy nhất, uống sau ăn no.

Điều trị hỗ trợ: 

Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm

Với các trường hợp có ổ áp xe kích thước > 6cm mà điều trị thuốc không hiệu quả, có thể phối hợp chọc hút ổ áp xe.

 

THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ   

Khám lại sau 3 tháng, 6 tháng điều trị

Các chỉ số đánh giá sau 3,6 tháng điều trị

Lâm sàng: các triệu chứng giảm hoặc hết.

Số lượng bạch cầu ái toan trở về bình thường hoặc giảm.

Siêu âm gan: kích thước ổ tổn thương gan giảm.

Xét nghiệm phân không c n trứng sán lá gan lớn.

Các triệu chứng trên không giảm: Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác. Nếu xác định là sán lá gan lớn, cần điều trị bằng Triclabendazole lần thứ 2 với liều 20 mg/kg, chia 2 lần uống cách nhau 12 đến 24 giờ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top