✴️ Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày

Nội dung

Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày

  • Đau bụng

Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo xuất huyết dạ dày. Người bệnh khi bị xuất huyết dạ dày thường có dấu hiệu đau dữ đội tại vùng thượng vị. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra khắp bụng kèm theo các triệu chứng như cứng bụng, toát mồ hôi, da có tình trạng tái xanh. Người bệnh có thể đau quá không thể chịu được.

  • Nôn ra máu

Khi bị xuất huyết dạ dày người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ra máu. Nôn ra máu thường không báo trước, người bệnh có thể nôn bất cứ lúc nào. Máu nôn thường là đỏ tươi trong trường hợp mới bị xuất huyết dạ dày.

Khi bệnh nặng hơn người bệnh thường nôn ra máu có máu đen lẫn máu cục và thức ăn do máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian.

  • Đại tiện ra phân đen

Một số trường hợp bệnh nhân không nôn mà đại tiện ra phân có màu đen như bã cà phê. Phân có mùi khắm, khó chịu do máu đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày. Người bệnh xuất huyết dạ dày không bị nôn sẽ đi ngoài phân loãng, nước màu đỏ xen lẫn với phân màu đen.

Tùy vào mức độ của các dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày mà bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh. Thông thường, bệnh nhân xuất huyết dạ dày nhẹ sẽ có lượng máu ra ít. Lúc này người bệnh thường chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó nhận biết sớm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Ngược lại trong trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, người bệnh sẽ có triệu chứng chảy máu cấp tính kèm theo các dấu hiệu khác như chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi chân, lạnh tay chân, da xanh xao do thiếu máu, tụt huyết áp. Một số trường hợp thở dốc và có dấu hiệu sốt nhẹ, tiểu ít.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của xuất huyết dạ dày người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp xử trí phù hợp.

 

Lưu ý cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh xuất huyết dạ dày cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe và cải thiện sớm bệnh.

Người bệnh nên lưu ý:

  • Tránh các thực phẩm gây tăng tiết dịch vị như đường, bánh quy, mật ong, dầu thực vật…

Người bệnh nên ăn uống khoa học, đúng cách để hồi phục sớm sức khỏe

  • Hạn chế thực phẩm cứng, gia vị cay, thức ăn dai, khó tiêu, thức ăn sống, thức ăn chua, thức ăn có nhiều xơ, tránh các thức ăn chiên nhiều chất béo.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm trung hòa axit dịch vị: sữa, trứng…
  • Nên ăn những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, mềm lỏng dễ nuốt như súp hoặc cháo, sinh tố rau củ
  • Không để dạ dày quá đói hoặc quá no; không ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm kiểm tra quá trình lành bệnh và xử trí kịp thời biến chứng xảy ra (nếu có).

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top