✴️ Đầy bụng ợ chua

Đây bụng, ợ chưa là hiện tượng thường gặp sau ăn ở nhiều người. Tuy đây không phải là một căn bệnh nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì nó chính là dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng cho biết bạn đã mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy đầy bụng ợ chua là dấu hiệu của bệnh gì và cần làm gì để hết triệu chứng này?

Đầy bụng ợ hơi hay ợ chua là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn bị cản trở, thức ăn không được tiêu hóa dẫn đến iện tượng đầy hơi trong dạ dày. Để giảm bớt áp lực trong khoang bung cơ thể buộc phải tìm cách giải phóng bớt lượng hơi dư thừa bằng cách đẩy chúng ra ngoài theo đường miệng, nó tạo ra âm thanh mà chúng ta vẫn thường gọi là tiếng ợ.

 

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu ợ hơi hay ợ chua sau ăn thường là do chế độ ăn uống không điều độ:

Do ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt, nhiều tinh bột một lúc.

Do thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ.

Sử dụng nhiều thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích.

Ngủ muộn, ăn đêm, vừa nằm vừa ăn.

Ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt, nhiều tinh bột một lúc dễ gây đầy hơi ợ chua.

 

Tuy nhiên nếu bị đầy bụng ợ chua kéo dài và thường xuyên xảy ra thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo môt số bệnh tiêu hóa mà nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền phức, ảnh hưởng đến sức khỏe và đến chất lượng cuộc sống.

 

Đầy bụng ợ chua là dấu hiệu của bệnh gì?

  • Viêm đại tràng.
  • Loét dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Viêm thực quản.
  • Viêm hang vị dạ dày.
  • Đau thượng vị.

Ngoài các triệu chứng đầy hơi ợ chua thì các bệnh lý này đều kèm theo một số triệu chứng khác như: buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu…

 

Làm thế nào để đẩy lùi được triệu chứng đầy bụng ợ chưa?

Ợ chua có thể là do chế độ ăn uống không khoa học,thiếu điều độ nhưng cũng có thể  là biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa, để biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì thì chúng ta cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, xét nghiệm cụ thể. Môi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ được điều trị bằng một biện pháp phù hợp đó là điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc Tây theo đơn củ bác sĩ.

 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Không ăn quá nhiều loại thực phẩm khác nhau một lúc, đặc biệt là đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ngọt.
  • Không ăn đêm muộn, không nằm ngay sau khi ăn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh nói chuyện khi ăn.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn khó tiêu, các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích….
  • Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm kích thích tiêu hóa, đẩy lùi được lượng axit dư thừa trong dạ dày như: cam, bưởi, dưa hấu, bơ, táo, nước tỏi, trà gừng, trà xanh…
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh stress, cân bằng thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.

 

Sử dụng thuốc Tây điều trị các bệnh tiêu hóa theo bác sĩ kê đơn

  • Dựa vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng xử trí phù hợp với loại bệnh đó.
  • Bên cạnh những loại thuốc đặc hiệu với từng loại bệnh, thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng như: pancreatin, domperidon, metoclopramid,…
  • Một số loại thuốc chống sản sinh ra axit trong dạ dày và ngăn chặn tình trạng trướng bụng đầy hơi ợ chua cũng thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị các bệnh tiêu hóa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top