Vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là ở phân của người có bệnh. Con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm gan A là từ phân người bệnh đến người lành.
Theo các bác sĩ, bệnh viêm gan A thường không có giai đoạn mạn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đến gan. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tạo các kháng thể chống lại virus viêm gan A. Kháng thể này thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm trong tương lai.
Vi khuẩn viêm gan A chỉ gây sưng gan cấp tính chứ không tạo nên những biến chứng lâu dài, như xơ gan, chai gan hoặc ung thư gan giống vi khuẩn viêm gan B, C, và D.
Triệu chứng của bệnh viêm gan A có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân khi bị lây bệnh. Tùy theo sức khỏe của mỗi cá nhân bệnh có thể phát triển thành một trong 5 trường hợp sau đây: Viêm gan thầm lặng, viêm gan tiêu biểu, viêm gan với vàng da kinh niên, viêm gan tái phát nhiều lần và viêm gan ác tính…
Không có điều trị cụ thể tồn tại cho viêm gan A. Cơ thể sẽ tự đề kháng chống lại bệnh viêm gan A virus. Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan lành hoàn toàn trong một hoặc hai tháng không có thiệt hại lâu dài.
Điều trị bệnh viêm gan A thường tập trung vào đối phó với dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A lây nhiễm.
Nếu bị viêm gan A, có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ có thể truyền virus cho người khác, như: Tránh các hoạt động tình dục; Rửa tay kỹ sau khi sử dụng nhà vệ sinh;Không chuẩn bị thức ăn cho những người khác trong khi đang bị nhiễm bệnh.
Viên gan A tuy không chuyển mạn tính như viêm gan B, C và D nhưng bệnh cũng có thể trở thành ác tính. Do đó, nếu chưa có kháng thể miễn nhiễm với vi khuẩn viêm gan A, bạn nên thực hiện chính ngừa càng sớm càng tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh