Ợ nóng là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai.
Trào ngược dạ dày cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách
Triệu chứng tiếp theo chính là khó nuốt. Triệu chứng này xuất hiện ở 1/3 các bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày. Đây là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức khi nuốt.
Buồn nôn, nôn: Là sự ựa ngược dịch đọng trong thực quản, ngay trên phần bị nghẽn tắc. Nôn thường xảy ra do thay đổi tư thế hay 1 sự gắng sức. Dịch thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa.
Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Bệnh nhân trào ngược cũng có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Tuy nhiên hiện tượng này thực chất là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực.
Ngoài ra, bệnh có thể biểu hiện với những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như đau ngực, cảm giác cục nghẹn, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cục, ói…
Sử dụng thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit có tác dụng làm trung hòa axit dạ dày. Một số loại thuốc như Maalox, Mylanta, Gelusil và Rolaids… có thể làm giảm triệu chứng trào ngược axit nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc kháng axit không có tác dụng chữa lành được thực quản bị viêm, bị loét bởi axit dạ dày.
Các loại thuốc làm giảm tiết axit dạ dày
Một số loại thuốc như cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC), nizatidine (Axid AR) hoặc ranitidine (Zantac 75) có tác dụng làm giảm tiết axit trong dạ dày.
Điều trị trào ngược axit với thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Những ca nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản như Metoclopramide, Domperidone, Cisapride,…
Người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày dễ tái phát vì thế người bệnh cần điều trị duy trì với những liệu trình xen kẽ.
Bên cạnh đó, để đối phó với những biểu hiện khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho tiêu hóa như:
Sữa chua chứa chế phẩm sinh học, tăng cường hệ tiêu hóa
Sữa hạnh nhân chứa một chất lành mạnh rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của trào ngược axit đó là kiềm giàu vitamin D và E, và nhiều canxi.
Trà gừng là một phương thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như cảm lạnh, đau bụng, ngộ độc thức ăn, trào ngược axit…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh