Khi nào cần nội soi dạ dày? Những trường hợp nào không nên nội soi… Đó là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của độc giả về dịch vụ nội soi dạ dày.
Nội soi dạ dày được chỉ định thực hiện khi muốn chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày hoặc theo dõi tiến triển của các bệnh tiêu hóa, đánh giá mức độ bệnh.
Ngoài ra, nội soi dạ dày còn nhằm lấy dị vật ở ống tiêu hóa, lấy mô sinh thiết hoặc điều trị xuất huyết tiêu hóa, xét nghiệm khi nghi ngờ mắc ung thư dạ dày.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua… người bệnh nên tiến hành nội soi để chẩn đoán sớm bệnh.
Vậy khi nào cần nội soi dạ dày? Người bệnh cần nội soi dạ dày khi thấy xuất hiện các triệu chứng:
Nội soi dạ dày không có chống chỉ định tuyệt đối. Một vài trường hợp bác sĩ có thể hoãn nội soi khi:
Nghi ngờ bị thủng dạ dày:
Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh cần hạn chế ăn các thức ăn cay nóng vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng. Đồng thời, không nên khạc nhổ mà chỉ ngậm và súc miệng với nước muối pha loãng.
Nếu gặp phải tình trạng đau họng, bụng chướng hơi, buồn nôn, bí tiểu… thì cũng không cần quá lo lắng vì những triệu chứng này sẽ mất trong vòng 24 giờ sau nội soi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh