✴️ Làm thế nào ngừa nguy cơ viêm đại tràng tái phát?

Nội dung

Viêm đại tràng là bệnh khá phổ biến điều trị chủ yếu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tuy nhiên, bệnh dễ tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy làm thế nào ngừa nguy cơ viêm đại tràng tái phát?

 

 Tại sao viêm đại tràng dễ tái phát?

Viêm đại tràng là bệnh lý không quá nguy hiểm và không khó điều trị tuy nhiên, bệnh dễ dàng tái phát. Mỗi lần, viêm đại tràng “hỏi thăm” lại mang theo không ít phiền phức cho người bệnh. Những nguyên nhân khiến bệnh viêm đại tràng dễ tái phát cụ thể như sau:

Không điều trị bệnh triệt để

Viêm đại tràng cần được phát hiện và điều trị triệt để

 

Nhiều người khá chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Khi có triệu chứng bệnh không chú trọng thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây biểu hiện mà chỉ tập trung điều trị triệu chứng như uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, chống viêm…mà không điều trị gốc khiến bệnh dễ tái phát.

 

Ăn uống thiếu khoa học

Bệnh nhân viêm đại tràng thường có hệ tiêu hoá yếu, do đó nếu không kiểm soát chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ dẫn đến tái phát và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách

Người bệnh thường hay lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị triệu chứng, tuy nhiên kháng sinh thường tiêu diệt hầu hết tất cả các loại vi khuẩn, kể cả lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.

 

Làm thế nào ngừa nguy cơ viêm đại tràng tái phát?

Để ngăn ngừa nguy cơ bệnh viêm đại tràng tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Kiêng các chất kích thích

Các chất kích thích này sẽ tác động mạnh vào đường ruột, nhất là những vết viêm loét khiến bệnh càng thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh cần kiêng kỵ tuyệt đối những thực phẩm chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas vì sẽ gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng, và một số đồ ăn chua.

Đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ

Người viêm đại tràng nên hạn chế uống sữa tươi và đồ ăn quá ngọt như đường, mật ong, bánh kẹo ngọt, các loại hạt khô cứng,… vì chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, trong thực đơn ăn uống của người bệnh cũng nên tránh các loại thức ăn nhanh như pate, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…, các đồ nhiều dầu mỡ như các món rán, chiên, xào, các loại nước sốt, sốt mayonaise… Các loại thức ăn này rất khó tiêu, gây đầy hơi, trướng bụng, ảnh hưởng đến các vết viêm loét, dễ gây tiêu chảy.

Đồ tanh sống, lạnh, để lâu

Các đồ tanh, lạnh, sống, ôi thiu làm cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh, giảm số lượng lợi khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ăn vào sẽ khiến đau bụng, sôi bụng, đi ngoài làm tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng. Chính vì vậy bạn cần tuân thủ quy tắc ăn chín, uống sôi để bảo vệ đại tràng.

Chất xơ không tan và những đồ ăn cứng

Trong lòng đại tràng của người bệnh có rất nhiều ổ viêm loét nên khi ăn những đồ ăn cứng, nhiều chất xơ khiến người bệnh dễ bị đầy hơi, trướng bụng. Những thức ăn này khi vào đến đại tràng gây cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương thêm và làm bệnh viêm đại tràng nặng hơn.

Một số thực phẩm nhiều chất xơ mà người bệnh nên kiêng như ngô, hành củ, dứa, hoa quả khô, các loại hạt cứng, ngũ cốc nguyên hạt…

Quan trọng hơn cả là người bệnh viêm đại tràng sau điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa vẫn cần có chế độ ăn uống phù hợp đồng thời tái khám định kì thường xuyên  để được bác sĩ theo dõi điều trị hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top