✴️ Nguyên nhân chẩn đoán và xử lý dị vật trong trực tràng

Nội dung

1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dị vật trong trực tràng

Nguyên nhân dẫn đến dị vật trong trực tràng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến dị vật xuất hiện trong trực tràng nhưng phổ biến nhất là qua đường ăn uống. Đôi khi vô tình, trong quá trình ăn uống hàng ngày, con người vô tình nuốt phải một vật nào đó như rau, củ, quả, các loại hạt trái cây, nắp chai nhựa hay những đồ dụng cụ trong nhà có kích thích nhỏ,...

Những vật này sẽ theo đường tiêu hóa đến trực tràng nhưng vẫn còn nguyên vẹn mà không xảy ra một quá trình xử lý nào. Thông thường, trẻ em chưa nhận thực được xung quanh hoặc người bị bệnh thần kinh không phân biệt sẽ dễ nuốt phải vật thể lạ hơn. 

Dấu hiệu nhận biết dị vật trong trực tràng

Một trong những điều gây khó khăn đến việc phát hiện, chẩn đoán sớm tình trạng dị vật trực tràng là hiện tượng này đôi khi không có biểu hiện cụ thể, rõ ràng nào. Hơn nữa, tình trạng này thường phổ biến ở người có nhận thức kém nên càng có nhiều trở ngại hơn. Trong những trường hợp dị vật để lâu trong trực tràng và gây biến chứng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau bụng là một trong những biểu hiện đầu tiên khi trực tràng có chứa dị vật. 
  • Niêm mạc đường tiêu hóa kích thích do dị vật còn có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa liên tục. 
  • Sốt xuất hiện khi có hiện tượng nhiễm trùng do dị vật tồn tại lâu ngày trong trực tràng. 
  • Nguy hiểm nhất là dị vật gây ra tổn thương hay kế phát bệnh lý dẫn đến xuất huyết trực tràng.
  • Ngoài ra, bụng sẽ rất mềm trong trường hợp kế phát dẫn đến viêm phúc mạc, viêm thành bụng. 

Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng nói trên, bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị để loại bỏ dị vật ra khỏi trực tràng càng sớm càng tốt. 

2. Chẩn đoán tình trạng dị vật trực tràng

Việc chẩn đoán tình trạng dị vật trong trực tràng sẽ được các bác sĩ tiến hành như sau: 

  • Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng tỉnh táo và có thể trả lời câu hỏi bình thường, bác sĩ sẽ đưa ra các nghi vấn bao gồm dị vật là gì? Tồn tại trong trực tràng bao lâu? Đã cố gắng sử dụng biện pháp nào để lấy dị vật hay chưa?... 
  • Ngoài ra, các bác sĩ còn dựa vào những biểu hiện như đau bụng, sốt, chảy máu ở bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán. 
  • Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hậu môn và trực tràng. Ở hậu môn, cần phải quan sát trên bề mặt có xuất hiện bất kỳ tổn thương hay vết bầm tím nào hay không. Còn đối với trực tràng, sử dụng ống soi thông qua hậu môn lên trên để quan sát hình dạng, kích thước dị vật đang nằm. 
  • Để đưa ra kết luận mang tính khẳng định, bác sĩ còn tiến hành phương pháp chụp X - quang nhằm quan sát vị trí dị vật. 
  • Ngoài ra, một số trường hợp, bác sĩ có thể cho tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá chức năng của nhiều cơ quan khác và kiểm tra nhiễm trùng.   

Sự kết hợp của các phương pháp nói trên nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về mức độ nghiêm trọng khi di vật xuất hiện trong trực tràng. Từ đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe của người bệnh và nhanh chóng tiến hành xử lý dị vật để tránh diễn biến xấu. 

Chẩn đoán tình trạng dị vật trực tràng

3. Phương pháp điều trị và phòng tránh dị vật trong trực tràng

Quá trình điều trị cần được tiến hành nhanh chóng, các biện pháp hiện nay đều nhằm mục đích loại bỏ dị vật ra khỏi trực tràng và xử lý những biến chứng đã xảy ra nhằm giúp bệnh nhân khôi phục lại trạng thái bình thường. Đây là hiện tượng hoàn toàn có thể phòng tránh được trong cuộc sống hiện nay. 

Các phương pháp điều trị hiện nay 

Tùy vào vị trí của dị vật trong trực tràng và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị phù hợp, an toàn nhất. 

  • Nếu dị vật nằm gần hậu môn, việc lấy ra sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhằm giảm sự khó chịu  cho bệnh nhân do thiếu cân bằng áp lực, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ giữa dị vật và thành ruột. Đồng thời, một số trường hợp có thể dùng thêm thuốc an thần nhằm ổn định tâm lý người bệnh. 
  • Nếu dị vật nằm xa hậu môn, phẫu thuật để đưa dị vật ra ngoài được tiến hành sau khi đã gây mê toàn thân. 
  • Trường hợp phẫu thuật khẩn cấp sẽ được chỉ định khi dị vật đã chuyển sang tình trạng nhiễm trùng, thủng ruột hoặc chảy máu trực tràng, hậu môn gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.
  • Sau khi đã loại bỏ được dị vật ra khỏi cơ thể, phương pháp nội soi trực tràng được chỉ định để đảm bảo rằng niêm mạc không còn bất kỳ tổn thương nào.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tối thiểu 24 giờ và đặc biệt không được lái xe. Nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện bất thường hoặc có triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, nôn mửa, đau bụng, chảy máu,... người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý những hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi hậu phẫu thuật và lịch kiểm tra định kỳ để đảm bảo dị vật trong trực tràng không để dấu vết nguy hiểm nào. 

Phòng ngừa

  • Đối với những trường hợp nhận thức kém, bạn cần phải có sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng, loại bỏ tất cả các vật nhỏ hoặc cất ở nơi an toàn để các đối tượng này không thể cầm được. 
  • Cần phải chú ý thường xuyên đến các đối tượng có nhận thức kém và không để họ đến gần những nơi đựng nhiều đồ đạc nguy hiểm và dễ nuốt.
  • Hạn chế cho ăn các loại hạt cứng dễ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top